11/05/2017
Phát hiện thêm 2 loài Chuồn chuồn mới và 2 loài ghi nhận mới ở Việt Nam
Lượt xem: 1468
TS. Phan Quốc Toản hiện đang công tác tại trường Đại học
Duy Tân (Đà Nẵng) Cùng các nhà nghiên cứu côn trùng học ở Nhật Bản và Hà Lan đã
cùng nhau công bố thêm 4 loài chuồn chuồn mới ở Việt Nam, trong đó bao gồm 2
loài mới cho khoa học (Calicnemia
akahara Phan,
Kompier & Karube, 2017 và Coeliccia mientrung Kompier & Phan, 2017) và 2
loài phát hiện vùng phân bố mới (Calicnemia
soccifera Yu
& Chen, 2013 và Calicnemia haksik Wilson & Reels, 2003). Các
công trình này được công bố trên tạp chí quốc tế về động vật học Zootaxa, tháng
2 và 3 năm 2017.
Loài Coeliccia akahara có đặc điểm toàn bộ phần bụng
có màu đỏ tươi, cho nên được đặt tên theo tiếng Nhật “aka” nghĩa là màu đỏ và “hara”
nghĩa là bụng. Ngoài ra loài này còn phân biệt với loài gần với nó là loài C.
sinensis Lieftinck,
1984 (chỉ phân bố ở Trung Quốc) bởi các đặc điểm khác nhau về cấu tạo phần phụ
sinh dục đực. Tên của loài Coeliccia mientrung được đặt tên dựa theo tiếng
Việt “miền Trung” do chúng có phân bố rất hẹp, chỉ mới phát hiện được ở Quảng
Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Loài Coeliccia mientrung gần gũi với loài Coeliccia
pyriformis phân
bố ở miền Bắc Việt Nam, nhưng chúng khác nhau về đặc điểm cấu tạo vân ngực và
phần phụ sinh dục đực. Ngoài ra, con cái của hai loài này có thể phân biệt rất
rõ dựa vào sự khác nhau bởi cấu tạo của phần ngực trước (prothorax).
Hai loài ghi nhận mới, Coeliccia
soccifera và Coeliccia
haksik được mô
tả và ghi nhận ở một số tỉnh thuộc miền nam Trung Quốc và đảo Hải Nam. Những
ghi nhận mới này đã mở rộng vùng phân bố của các loài này xuống Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Phan, Q.T., Kompier, T. & Karube, H. (2017) Description of two new Calicnemia from
Vietnam and central Laos with notes on their congeners in Vietnam (Odonata:
Platycnemididae). Zootaxa 4232(3): 409-420.
Theo http://www.vncreatures.net