Vẻ đẹp ẩn mình của núi rừng Hoàng Liên
Lượt xem: 725

Vườn quốc gia Hoàng Liên nổi tiếng với hệ động thực vật đa dạng với nhiều loài loài thực vật đặc hữu, quý hiếm. Trong đó phải kể đến sự đa dạng và phong phú của các loài lan. Với khoảng 172 loài lan (Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2020-2030). Trong đó có nhiều loài lan đặc hữu của Sa Pa như Lan Sứa Sa Pa ( Anoectochilus chapaensis Gagnep.), Lan Môi dày Sa Pa (Epigeneium chapaense Gagnep), …

Năm 2019, Vườn quốc gia Hoàng Liên ghi nhận loài lan mới tại độ cao 2.500m có tên là Râu hùm Hymalaya (Corybas himalaicus). Đây là một loài lan khá đặc biệt, thường thấy ở những đám rêu mọc ven đường hay các tảng đá lớn trong rừng có rêu phủ.

Sinh cảnh sống đặc thù của loài Râu hùm Hymalaya (Corybas himalaicus)

Lan Râu hùm Hymalaya (Corybas himalaicus) thường nở hoa vào tháng 6 hằng năm. Nhìn qua khó phát hiện vì loài có kích thước nhỏ chỉ khoảng 1 ngón tay từ củ tới hoa. Loài có vẻ đẹp độc lạ với hoa màu đỏ tươi, phần xa màu đỏ được đánh dấu dễ thấy bằng 4 hoặc 5 đường màu tím đỏ song song, thân nhẵn, có một bẹ gần gốc. Lá đơn độc, dài 1 - 1,5 cm, không cuống, ngay dưới hoa, màu xanh lục có nhiều dây thần kinh màu trắng. Hoa đơn độc, lá đài mặt lưng cùn, lõm, cong qua cột và nửa đáy của môi, cặp bên ngắn, hình sợi, nằm giữa hai cựa của môi, môi hình thuôn dài, dài hơn lá đài mặt lưng, phần đáy uốn lượn, với hai cựa thẳng hình trụ ngắn ở gốc. Loài này là loài lan duy nhất không có cánh hoa.

Cận cảnh hình thái hoa của loài Corybas himalaicus

Với việc ghi nhận loài mới và vẻ đẹp độc, lạ của Lan Râu hùm Hymalaya (Corybas himalaicus) càng làm phong phú thêm sự đa dạng các loài thực vật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Trần Văn Tú- Phòng KH&HTQT


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập