Bổ sung loài Lan Tu mơ rông (Sunipia rimannii ) cho Việt Nam
Lượt xem: 1251

Trong đợt điều tra cây thuốc ở KonTum, chúng tôi có phát hiện loài Sunipia rimannii (H. G. Rchb.) Seid..Người dân địa phương gọi loài này là Đại bao tu mơ rông. 

Ở Việt Nam đã công bố 7 loài: Sunipia andersonii (King & Pantl.) P.F.Hunt1971; Sunipia annamensis (Ridl.) P. F. Hunt 1971; Sunipia grandiflora (Rolfe)P.F. Hunt 1971; Sunipia nigricans Aver. 2007; Sunipia pallida (Aver.) Aver.1999; Sunipia racemosa (Sm.) Tang & F.T. Wang 1951; Sunipia scariosa Lindl.1833. Trong số các loài thuộc chi Sunipia Lindl. nhiều loài được trồng làm cảnh, có loài Sunipia scariosa đã được công bố có tác dụng hỗ trợ điều trị khối u, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu.

Bài báo này ghi nhận phân bố của loài Lan tu mơ rông (Sunipia rimannii (H. G. Rchb.) Seid.) ở Việt Nam. Đây là một loài mới thuộc chi Sunipia Lindl. ở Việt Nam.

Loài đặc trưng bởi hai tràng bên hình gần tròn, chiều dài gần bằng rộng, mép tràng môi có khía răng nhỏ không đều. Sunipia rimannii (H. G. Rchb.) Seid. phân bố ở làng Ngọc Leng, xã Đăk Hà, huyện Tu mơ rông, tỉnh Kon Tum. Hiện chưa có nghiên cứu về loài Lan tu mơ rông này, do vậy cần nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, giá trị sử dụng cũng như khả năng nhân trồng.

Sinh thái: Cây phụ sinh, trong rừng nguyên sinh thường xanh hay nửa rụng lá trên sườn núi đá vôi, ở độ cao 1600-1700 m. Mùa hoa vào tháng 12 đến tháng 02 năm sau.

Phân bố: Làng Ngọc Leng, xã Đăk Hà,huyện Tu mơ rông tỉnh Kon Tum. 

Đây là lần đầu tiên mô tả chi tiết bằng hình ảnh và đầy đủ bằng tiếng việt về đặc điểm thực vật, sinh thái và phân bố loài Sunipia rimannii có ở Việt Nam. Hơn nữa bài báo còn mô tả chi tiết một số bộ phận của loài này mà thực vật chí Trung Quốc chưa mô tả hay mô tả sơ sài như: Hai đài bên, tràng môi, trụ nhị nhụy, bao phấn, khối phấn và bầu.

Nguyễn HoàngTuấn, Bộ môn Dược liệu, Trường đại học Dược Hà Nội;
Email: tuandl50@yahoo.com

Nguyễn Sơn Hải, Đài truyềnhình Phú Thọ

Summary: The Sunipia rimannii (H. G. Rchb.) Seid.; (Orchidaceae)collected from Dak Ha District, Kon Tum province is reported as a new recordfor the flora of Vietnam. S. rimannii can be distinguished from its closestally by its petals suborbicular, ca. as long as wide, lip margins entire toslightly and minutely crenulate, lip margins partly distinctly erose-lacerate.Morphological redescription and illustrations are provided along with notes ondistribution, ecology, phenology and conservation of the species.

Theo biodivn.com

 


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập