Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách mới, quá
trình thực hiện gặp không ít khó khăn vướng mắc, nhưng với sự nỗ lực cố gắng
chung, nhất là sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng,
Ban giám đốc và cán bộ, công chức Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên, bước đầu tạo động lực
góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững trong diện tích thuộc VQG Hoàng Liên
quản lý.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau gần 5 năm triển khai thực hiện
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), công tác chăm sóc, bảo vệ
và phát triển rừng trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giải
quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương.
Chi trả DVMTR là một chính sách có tính đặc thù, chưa có
tiền lệ ở Việt Nam, nên việc để triển khai đạt kết quả tốt là không đơn giản.
Diện tích được chi trả đến nay được tính chủ yếu theo lưu vực của các nhà máy
thủy điện trên địa bàn, một phần được chi trả trực tiếp cho người dân, phần còn
lại do VQG Hoàng Liên tự bảo vệ.
Chi tiền DVMTR đối với diện tích tự bảo vệ: Đơn vị đã lập
dự toán chi tiết báo cáo Sở Tài chính thẩm định và tiến hành chi theo các hạng
mục được thẩm định, đảm bảo đúng quy định. Trong đó tập trung vào tổ chức học tập,
đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; tập huấn, hướng dẫn công tác BVR, PCCCR cho
các tổ BVR thôn/bản; mua sắm trang thiết bị, dụng cụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa
cháy rừng...
Họp thôn
tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR.
Chi cho công tác giao khoán bảo vệ rừng tại cộng đồng
thôn bản: Đơn vị đã chi các hạng mục: (1) Chi cho công tác quản lý của chủ rừng là: 10% (2) Chi trả cho các hộ
nhận khoán bảo vệ rừng:Trong đó đơn vị đã chi nâng cao đời sống cho các hộ gia
đình trong 19 thôn/bản; chi cho hoạt động bảo vệ rừng của các thôn/bản, tổ xung
kích PCCCR rừng xã.
Năm 2012, 2013 tổng diện tích rừng nằm trong lưu vực thủy
điện Sử Pán 2 được chi trả là 7.902,02 ha; năm 2014 tổng diện tích rừng nằm
trong lưu vực thủy điện Tả Thàng được chi trả là 17.580,94 ha; 2015, 2016 tổng
diện tích rừng nằm trong lưu vực thủy điện Tả Thàng được chi trả là 18.658,80
ha (nằm trên 4 xã thuộc huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai).
Lập hồ sơ giao khoán và xây dựng hợp đồng khoán với đại
diện các thôn có diện tích rừng đủ điều kiện chi trả tiền DVMTR, năm 2012, 2013
đơn vị đã giao khoán BVR cho 15 cộng đồng thôn, 03 tổ xung kích PCCCR với diện
tích 5.618,43 ha, năm 2014 giao khoán BVR cho 19 thôn với diện tích 8.573,33
ha; năm 2015 giao khoán BVR cho 19 thôn với diện tích 8.600,41 ha, năm 2016
giao khoán BVR cho 19 thôn với diện tích 8.571 ha.
Về cơ bản kinh phí được tăng đều ở các năm, trong đó:
Năm 2012 đơn giá 137.000đ/ha/5.618,43 ha chi trả phần
khoán bảo vệ cho dân: 692.752.419 đồng; Phần VQG tự bảo vệ: 312.851.839 đồng/2.283,59
ha.
Năm 2013 đơn giá 191.000đ/ha/5.618,43 ha chi trả phần
khoán bảo vệ cho dân: 965.808.117 đồng; Phần VQG tự bảo vệ: 436.165.690 đồng/2.283,59
ha.
Năm 2014 đơn giá 256.000đ/ha/8.573,33ha chi trả phần
khoán bảo vệ cho dân: 1.975.295.232 đồng; Phần VQG tự bảo vệ: 2.305.948.160đồng/9.007,61
ha.
Năm 2015 đơn giá
327.000đ/ha/8.600,41 ha chi trả phần khoán bảo vệ cho dân: 2.531.100.663 đồng.
Phần VQG tự bảo vệ 3.289.093.530 đồng/10.058,39 ha.
Năm 2016 đơn giá
267.000đ/ha/8.571ha chi trả phần khoán bảo vệ cho dân: 2.059.611.300 đồng; Phần
VQG tự bảo vệ: 2.692.908.600đồng/10.085,8 ha.
Công tác chi trả được VQG chi trả không những cần kịp thời
mà còn phải đảm bảo công bằng, chính xác nhằm tránh nảy sinh nhiều hệ lụy khó
lường, như dễ gây mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, rừng khó được bảo vệ phát
triển.
Kiểm tra, giám sát việc chi trả DVMTR
Để làm tốt công tác chi trả, bên cạnh phối hợp chặt chẽ với
các xã, thôn thì trách nhiệm của Kiểm lâm địa bàn có vai trò hết sức quan trọng.
Ngoài việc hướng dẫn thôn thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho người dân còn
phải tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và giám sát.
Đến nay, chế độ kiểm tra, giám sát đã đi vào nề nếp. Đối
với việc chi tiền ở hạng mục nâng cao đời sống cho người dân vào dịp giáp Tết
âm lịch bằng tiền mặt để bà con nhân dân có thêm điều kiện sắm cho mình một cái
tết cổ truyền đầm ấm thì việc chi tiền ở hạng mục bảo vệ rừng được thực hiện bằng
hình thức mở tài khoản đồng chủ tài khoản tại ngân hàng nên việc chi theo các hạng
mục kế hoạch được thuận tiện và giám sát chi được chặt chẽ, minh bạch hơn...
Qua đó giúp sớm phát hiện, xử lý, những bất cập, thiếu sót trong thực hiện
chính sách, nhất là việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR tại thôn, bản.
Đáng ghi nhận, việc chi trả không những kịp thời, đến tay
người nhận khoán mà còn góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện
sinh kế giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, tích cực góp phần ổn định an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR đối với công tác
BVR, PCCCR
Mặc dù chính sách chi trả DVMTR mới được thực hiện ở VQG
Hoàng Liên, nhưng có thể nhận thấy hiệu quả bước đầu đó là: Đơn vị có nguồn lực
để tổ chức quản lý bảo vệ rừng: Phối hợp với Công an huyện Sa Pa, Cảnh sát cơ động
– Công an tỉnh Lào Cai tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng tận gốc; triệt phá các tụ
điểm khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn; bảo vệ
rừng Vân sam, cây cảnh; tổ chức canh gác lửa rừng trong mùa hanh khô … bên cạnh
đó đơn vị còn sử dụng nguồn kinh phí từ diện tích tự bảo vệ để tập trung đào tạo,
học tập nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức; tập
huấn, hướng dẫn công tác BVR cho các thôn bản vùng đệm; xây dựng các công trình
BVR; mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng...
Đối với diện tích rừng giao khoán cho cộng đồng các
thôn/bản vùng đệm: Rừng đã được người dân quan tâm bảo vệ, số lượng và chất lượng
rừng đã từng bước được nâng lên, đa số các hộ gia đình đều tuân thủ các quy định
của Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng; các tổ BVR thường xuyên kiểm tra, tuần
tra đối với diện tích rừng được giao khoán bảo vệ, tuần tra các trọng điểm có nguy
cơ cháy rừng, cùng Kiểm lâm địa bàn trực chốt canh gách lửa rừng, sẵn sàng huy
động mọi người trong gia đình và thôn bản tham gia chữa cháy rừng. Do vậy, đã hạn
chế được đáng kể các vụ xâm hại đến tài nguyên rừng, đặc biệt các vi phạm về
phòng cháy chữa cháy rừng đã giảm rõ rệt. Chính sách chi trả DVMTR đã tạo sự
chuyển biến về nhận thức, tăng cường sự phối hợp giữa chủ rừng, chính quyền địa
phương và nhân dân trong công tác BVR, từng bước góp phần ổn định diện tích,
duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện môi
trường sinh thái.
Hiệu quả nhất của chính sách chi trả DVMTR là huy động được
nguồn nhân lực lớn từ người dân địa phương cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng,
phòng cháy chữa cháy rừng.Từ đó đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển
rừng, từng bước góp phần cải thiện đời sống và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo
vệ rừng trên địa bàn VQG Hoàng Liên.
Cải thiện sinh kế người dân cao

Người dân
Thôn Cát Cát xã San Sả Hồ nhận tiền khoán bảo vệ rừng gắn với chi trả tiền
DVMTR.
Tổng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng tính đến năm 2016 trên
địa bàn VQG Hoàng Liên là 2.146 hộ, trong đó trên 50% là hộ nghèo. Thực hiện
chính sách chi trả DVMTR đã góp phần cải thiện đáng kể thu nhập của người
nghèo. Số tiền cao nhất một hộ nghèo có thể nhận được lên đến 1,3 triệu đồng
chiếm trên 10% tổng thu nhập của cả gia đình.

\
Khen thưởng cho các Tổ bảo vệ rừng thực hiện tốt
chính sách chi trả DVMTR.
Như vậy,
chính sách chi trả DVMTR góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người
dân địa phương, đặc biệt là hộ nghèo, làm chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm
trong công tác quản lý bảo vệ rừng của người dân vùng đệm VQG Hoàng Liên và các
đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ rừng.
Trần Quốc Nam - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên.