Luận văn Thạc sỹ Lâm học “Nghiên cứu thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.
MỞ ĐẦU
Nấm nói chung là một mắt xích quan trọng, có liên quan đến chu trình tuần hoàn vật chất, chuyển hoá năng lượng của hệ sinh thái, ngoài ra nấm còn có vai trò lớn trong nền kinh tế, xã hội và đời sống của con người. Nấm phân bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể cả sa mạc. Đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác.
Nấm Đông trùng hạ thảo là các loài nấm ký sinh trên sâu non hoặc nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số loại côn trùng. Vào mùa đông, sâu non, sâu trưởng thành của một số loài nằm dưới đất hoặc ở trên mặt đất bị nấm ký sinh côn trùng xâm nhiễm và sử dụng các chất trong cơ thể côn trùng làm thức ăn, làm cho côn trùng chết. Đến mùa hè, nhiệt độ và ẩm độ không khí cao đã hình thành thể quả và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào thân sâu. Vì mùa đông nấm ký sinh trên sâu, mùa hạ mọc thành cây nấm nên có tên là đông trùng hạ thảo, người ta thường đào lấy cả xác sâu và nấm để làm thuốc. Theo đông y Trung Quốc nấm Đông trùng hạ thảo có tác dụng chữa nhiều bệnh như bệnh về phổi, về thận, đổ mồ hôi trộm, đau lưng, yếu sinh lý…
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo được công bố vào năm 1996 và 2001 có 03 loài nấm thuộc chi Cordyceps, đó là Cordyceps sinensis, Cordyceps militarisvà Cordyceps sabrolifera (Trịnh Tam Kiệt, 2001) và 02 loài mới được được phát hiện mới cho khu hệ nấm Việt Nam đó là Cordyceps nutans (Phạm Quang Thu, 2009) và Cordyceps gunnii (Phạm Quang Thu, 2009). Về thành phần hóa học và giá trị dược liệu chưa được nghiên cứu nhiều, từ các nguồn tài liệu khác nhau, các nhà khoa học đã khẳng định nấm Đông trùng hạ thảo là một dược liệu quý và hiếm. Từ những thông tin nêu trên, việc nghiên cứu hệ thống về nấm ĐTHT ở Việt Nam là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Vườn Quốc Gia Hoàng Liên thuộc Huyện Sa Pa Tỉnh Lào Cai, được đánh giá là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị đa dạng sinh học cao của miền Bắc nước ta. Ngoài hệ động vật và các loài cây gỗ lớn phong phú ở đây còn có nguồn dược liệu quí như ba kích, nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo.
Với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc xây dựngdanh mục nguồn gen các loài nấm đông trùng hạ thảo, bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dụng bền vững nguồn dược liệu quí trong nước và mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng đệm VQG Hoàng Liên. Được sự cho phép của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Quang Thu – Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, huyệnSa Pa, tỉnh Lào Cai”.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về nấm Đống trùng hạthảo
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo
Hiện nay trên thế giới có khoảng 400 loài nấm đôngtrùng hạ thảo khác nhau
1.1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của nấm Đông trùng hạ thảo
Thành phần hóa học của hại loại Đôngtrùng hạ thảo có giá trị dược liệu cao và đã và đang được sử dụng lâu đời ở cácnước Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc và Mỹ
1.1.3. Nghiên cứu về giá trị dược liệu của nấm Đông trùng hạ thảo
Nấm Đông trùng hạ thảo được coi là một dượcliệu truyền thống của Trung Quốc và chữa trị được nhiều bệnh nan y. Theo y học cổ truyền của Trung Quốc, nấm Đông trùng hạ thảo được dùng để điều trị thành công các chứng rối loạn lipit máu, viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm thận mạn tính, suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi và thiểu năng sinh dục. Tại Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc), Nấm Đông trùng hạ thảo đã được dùng để chữa liệt dương có hiệu quả tốt.
1.1.4. Nghiên cứu về nuôi trồng thể quả trên giá thể và nuôi cấy sinh khối hệ sợi
Nuôi trồng thể quả nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris đượctiến hành ở nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ...Tại Trung Quốc có các trang trại lớn chuyên nuôi trồng loài nấm này ở các tỉnh: Thượng Hải, Quảng Châu, Chiết Giang, An Huy, Giang Tô.... Chỉ tính một trang trại nuôi trồng loài nấm này tại Kaiping, Quảng Châu, sản lượng một nămthu được 100.000 kg sản phẩm. Sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo từ nuôi trồng nhân tạo đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới kể cả các nước phương Tây và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp và người nuôi trồng nấm (Li Cui et al.,2008).
1.1.5. Thị trường và giá
Một số ví dụ về giá sản phẩm được sản xuất từnguồn nguyên liệu Cordyceps militaris như sau: sản phẩm viên nangUltraceps được sản xuất từ Cordyceps của công ty Zeolite với giá 41,95 đô lamỹ/lọ, 90 viên/lọ, 650 mg/viên. Cordygen5 với giá 19,95 đô la mỹ/lọ 90 viên
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài các loài nấm ký sinh côn trùng và nấm Đông trùng hạ thảo
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo được công bố vào năm 1996 và 2001 có 03 loài nấm thuộc chi Cordyceps, đó là Cordyceps sinensis,Cordyceps militaris và Cordyceps sabrolifera (Trịnh Tam Kiệt,2001) và 02 loài mới được được phát hiện mới cho khu hệ nấm Việt Nam đó là Cordycepsnutans (Phạm Quang Thu, 2009) và Cordyceps gunnii (Phạm Quang Thu,2009).
1.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm Đông trùng hạ thảo
Đỗ Tất Lợi (1977) cho rằng Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bổ, dùng để chữa trị thần kinh suy nhược, chữa ho, ho lao, bổ tinh khí, chữa đau lưng, bổ thận. Liều dùng 6-12 gam với hình thức ngâm rượu.
Nguyễn Lân Dũng, Dương Văn Hợp và Nguyễn Thế Hải (2005)đã tổng quan các tại liệu nghiên cứu của Trung Quốc, Hàn Quốc và tài liệu ở các nước phương Tây về giá trị dược liệu của loài nấm Đông trùng hạ thảo Cordycepsmilitaris và Cordyceps sinensis. Các loài nấm này có thể dùng để chữa trị cho 25 loại bệnh khác nhau nên các tác giả đã gọi nấm Đông trùng hạ thảo là thần dược
1.2.3. Nghiên cứu về nuôi trồng thể quả
Phạm Quang Thu(2007) đã thử nghiệm nuôi trồng thể quả trên giá thể nhân tạo chủng nấm CM1 loài Cordycepsmilitaris, chủng giống đang nuôi trồng với quy mô công nghiệp tại Quảng Châu, Trung Quốc. Kết quả đã thu được thể quả nấm phát triển bình thường trên giá thể. Đây chỉ là kết quả bước đầu, là cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo ở Việt Nam, nghiên cứu...
Để tiếp tục nghiên cứu Luận văn mời độc giả liên hệ với tác giả Ông Trần Văn Tú, Số ĐT: 0912.961.441; Email. tranvantuhl@gmail.com