Luận văn Thạc sỹ Lâm học: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Mỡ sa pa (Manglietiasapaensis N.H.Xia & Q.N. Vu) tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai”
LỜI CẢM ƠN
Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Mỡ sa pa (Manglietiasapaensis N.H.Xia & Q.N. Vu) tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai” được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học nông lâm, chuyên ngành Lâm học, khoá 19 (2011 - 2013). Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, khoa Đào tạo Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo thuộc Trường Đại học nông lâm Thái nguyên. Nhân dịp này cho tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Quang Nam – Trường Đại học Lâm nghiệp - Hà Nội với tư cách là những người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai là nơi tác giả đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu ngoại nghiệp để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản luậnvăn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận vănđược hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tácgiả
Lê Xuân Thắng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU……………………………………………………vi
DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………………...viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………..…..ix
MỞ ĐẦU. 1
1. Đặt vấn đề. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 4
1.1. Trên thế giới 4
1.1.1.Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây. 4
1.1.2.Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học. 5
1.1.3.Nghiên cứu về cây Mỡ sa pa. 8
1.2. Ở Việt Nam.. 10
1.2.1.Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây. 10
1.2.2.Nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài cây. 11
1.2.3.Nghiên cứu về cây Mỡ Sa Pa. 13
1.3. Nhận xét, đánh giá chung. 14
1.4. Tổng quankhu vực nghiên cứu. 15
1.4.1. Điều kiện tự nhiên. 15
1.4.1.1. Vị trí địa lý, địagiới hành chính. 15
1.4.1.2.Địa hình, địa mạo. 16
1.4.1.3.Địa chất, đất đai 17
1.4.1.4. Khí hậu, thủy văn. 19
1.4.3. Đặc điểm kinh tế - Xã hội 24
1.4.3.1. Dân tộc, dân số và lao động. 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 29
2.2. Nội dung nghiên cứu. 29
2.2.1.Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Mỡ sa pa. 29
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố Mỡ sa patại VQG Hoàng Liên. 29
2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của Mỡ sa patại VGQ Hoàng Liên. 30
2.2.4.Đề xuất giải pháp bảo vệ và giải pháp phát triển các loài cây. 30
2.3. Phạm vi nghiên cứu. 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu. 30
2.4.1.Phương pháp nghiên cứu chung. 30
2.4.2.Phương pháp điều tra cụ thể. 31
2.4.2.1.Điều tra sơ thám.. 31
2.4.2.2.Điều tra chi tiết 31
2.4.4.Phương pháp nội nghiệp. 38
2.4.4.1.Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng. 38
2.4.4.2.Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài 40
Chương 3: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 42
3.1. Đặc điểm hình thái loài Mỡ sapa. 42
3.1.1. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, tán lá, hoa, quả, hạt 42
3.1.2. Vật hậu. 44
3.2. Đặcđiểm sinh thái và phân bố loài Mỡ sa pa tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 46
3.2.1. Đặc điểm hoàn cảnh rừng nơi có loàiMỡ sa pa phân bố tự nhiên. 46
3.2.1.1. Đặc điểm địa hình nơi có loài Mỡ sapa tự nhiên tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 46
3.2.1.2.Đặc điểm khí hậu nơi có loài Mỡ sa pa phân bố tự nhiên. 47
3.2.1.3. Đặc điểm đất đai nơi có loài Mỡ sapa phân bố tự nhiên. 48
3.2.2.Đặc điểm phân bố của loài Mỡ sa pa theo đai cao, trạng thái rừng. 48
3.2.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vậtrừng nơi có loài Mỡ sa pa phân bố tự nhiên tại VQG Hoàng Liên. 50
3.3. Đặcđiểm tái sinh tự nhiên của loài Mỡ sa pa tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 61
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc mật độ tầng cây táisinh. 61
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng câytái sinh. 63
3.3.3. Đặc điểm chất lượng, nguồn gốc tầngcây tái sinh. 67
3.3.4. Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiềucao và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọngtại khu vực nghiên cứu. 68
3.4. Đềxuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Mỡ sa pa tại VQG Hoàng Liên,tỉnh Lào Cai 69
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 72
1. Kết luận. 72
2. Tồn tại 75
3. Khuyến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 76
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃCÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ……………..79
PHỤ BIỂU
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng VQGHoàng Liên. 22
Bảng 1.2: Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2011. 26
Bảng 3.2:Sơ đồ hóa hiện tượng sinh học trong các pha vật hậu Mỡ sa pa, năm 2012 – 2013. 45
Bảng 3.3: Đặctrưng các kiểu khí hậu VQG Hoàng Liên. 47
Bảng 3.4: Đặc điểm phân bố của loài Mỡ sa pa phân theo đaicao, 49
trạng thái rừng tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 49
Bảng 3.5:Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ cao2.017m; trạng thái: Rừng giàu IIIA3) 51
Bảng 3.6:Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ cao2.050m; trạng thái: Rừng trung bình IIIA2) 52
Bảng 3.7:Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ cao2.234m; rừng phục hồi IIb, đất trống cây gỗ Ic) 53
Bảng 3.8:Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ cao2.300m; Rừng phục hồi IIb, đất trống cây gỗ Ic) 53
Bảng 3.9:Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ cao2.400m; Rừng phục hồi IIb, đất trống cây gỗ Ic) 54
Bảng 3.10:Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ cao2.581m; Rừng phục hồi IIb, đất trống cây gỗ Ic) 54
Bảng 3.11:Công thức tổ thành rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố theo đai cao tại VQGHoàng Liên, tỉnh Lào Cai 56
Bảng 3.12:Cấu trúc mật độ Mỡ sa pa phân bố theo đai cao. 57
tại VQGHoàng Liên, tỉnh Lào Cai 57
Bảng 3.13:Mức độ thường gặp loài Mỡ sa pa thuộc khu vực nghiên cứu VQG Hoàng Liên, tỉnhLào Cai 59
Bảng 3.14:Mức độ thường gặp của một số loài cây thuộc khu vực. 60
nghiên cứuVQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 60
Bảng 3.15:Mức độ thân thuộc của loài Mỡ sa pa với một số loài quan trọng trong khu vựcphân bố từ độ cao 2.234 m đến 2.581 m.. 60
Bảng 3.16:Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh rừng tự nhiên nơi có. 62
Mỡ sa paphân bố tại VQG Hoàng Liên. 62
Bảng 3.17:Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố ở VQG Hoàng Liên,độ cao 2.234m.. 64
Bảng 3.18:Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố ở VQG Hoàng Liên,độ cao 2.300m.. 64
Bảng 3.20:Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố ở VQG Hoàng Liên,độ cao 2.581m.. 65
Bảng 3.21:Công thức tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố tại VQG Hoàng Liêntheo đai cao. 66
Bảng 3.22:Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố tại VQG Hoàng Liêntheo đai cao. 67
Bảng 3.23:Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại khu vực có Mỡ sa pa phân bố tại VQGHoàng Liên theo đai cao. 69
Mẫu biểu 01: Điều tra đặc tính vật hậu học của cây. 33
Mẫu bảng01: Điều tra phân bố của loài theo tuyến. 34
Mẫu bảng02: Điều tra tầng cây cao. 35
Mẫu bảng03: Điều tra cây tái sinh dưới tán rừng. 36
Mẫu bảng04: Điều tra tái sinh của loài quanh gốc cây mẹ. 37
Mẫu bảng05: Điều tra cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng. 37
Mẫu bảng06: Điều tra ô hình tròn 6 cây. 38
DANHMỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Thân cây Mỡ sa pa..................................................................... 42
Hình 3.2. Lá Mỡ sa pa............................................................................... 42
Hình 3.3. Nụ hoa Mỡ sa pa........................................................................ 43
Hình 3.4. Hoa Mỡ sa pa............................................................................. 43
Hình 3.5. Quả Mỡ sa pa............................................................................. 44
Hình 3.6. Hạt Mỡ sa pa.............................................................................. 44
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên rừng nói riêng đối với cuộc sống con người đã được nhiều tài liệu đề cập đến và không phải bàn cãi nhiều. Tuy nhiên, dưới nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp khác nhau đã và đang làm ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên này và làm cho tính đa dạng sinh học bị suy giảm trầm trọng.Bên cạnh việc nhiều loài, nhiều taxon được phát hiện và mô tả mới cho khoa học thì rất có thể nhiều loài khác – loài chưa từng được biết đến đã đối điện với nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng, và trong số đó có thể có những loài có giá trị đặc biệt đối với khoa học và cuộc sống của con người.
Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một khu rừng đặc dụng ở phía Tây Bắc tỉnh Lào Cai, được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/07/2002 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sa Pa thành Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai và đã được UNESCO công nhận là Vườn di sản ASEAN năm 2003. Thiên nhiên đã ban tặng cho Hoàng Liên những điều kiện tự nhiên hết sức đặc biệt: là phần cuối cùng của dãy Himalaya chạy dọc sông Hồng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, là sự kéo dài của cao nguyên Vân Quí và núi Ailao Shan của Trung Quốc, là khu vực gồm hầu hết các đỉnh núi có độ cao trên 1000m, trong đó có đỉnh Fanxipan cao tới 3.143m so với mặt nước biển và được ví như "nóc nhà" của Đông Dương, là nơi giao lưu của hai tiểu vùng khí hậu ôn đới núi cao và á nhiệt đới,... Chính vì vậy, VQG Hoàng Liên được các nhà khoa học xác định là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật vào bậc nhất của Việt Nam, là nơi còn sót lại nhiều loài đặc hữu, quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Họ Ngọc lan (Magnoliaceae) là họ nguyên thủy và đóng vai trò quan trọng đối với khoa học phân loại và tiến hóa trong việc hình thành khái niệm về hoa đầu tiên của thực vật Hạt kín (Angiospermae). Trên thế giới họ này bao gồm khoảng 300 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam họ Ngọc lan có khoảng 55 loài phân bố rải rác từ Bắc vào Nam. Họ mang những đặc điểm nguyên thủy như các thành phần hoa nhiều, chưa phân hóa và xếp trên đế hoa lồi. Đa số các loài trong họ là cây gỗ và được dùng phổ biến trong đóng đồ gia dụng có giá trị vì gỗ có vân đẹp, mịn, thơm, không mối mọt; nhiều loài có hoa đẹp, hương thơm và được trồng làm cảnh, nhiều loài được dùng làm thuốc hay làm gia vị đặc biệt.
Cây Mỡ sa pa (Manglietia sapaensis) được hai nhà thực vật học Vũ Quang Nam (Việt Nam) và Xia Nian-he (Trung Quốc) phát hiện và mô tả mới cho khoa học (new species) và được công bố trên tạp chí chuyên ngành của Thụy Điển năm 2010 (Nordic Journal of Botany 28: 294-297). Loài được phát hiện trên tuyến từ Trạm Tôn lên đỉnh Faxipan, thuộc VQG Hoàng Liên, ở khu vực có độ cao trên 2000m so với mặt nước biển. Mỡ sa pa là loài cây gỗ nhỏ đến nhỡ, búp lá màu đỏ tía, mặt dưới lá thường phủ lớp phấn bạc; hoa to, trắng, thơm; quả được bà con người Mông thu hái về đun nước uống chữa bệnh đường ruột.
Tuy mang nhiều đặc điểm quan trọng cho khoa học và là loài cây tiềm năng có thể ứng dụng trong lâm nghiệp đô thị, trồng rừng hay có thể phát triển nghiên cứu và ứng dụng trong y học, nhưng từ khi phát hiện đến nay, ngoài việc mô tả và công bố mới cho khoa học thì loài Mỡ sa pa này chưa được mở rộng điều tra về phân bố của loài, cũng chưa có những nghiên cứu tiếp theo về các đặc điểm vật hậu, sinh thái, tái sinh loài,...Hơn thế nữa, trong công bố ban đầu các tác giả có chỉ rõ chỉ có 6 cá thể của loài Mỡ sa pa này được nghi nhận tại khu vực có độ cao trên 2000m. Từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Mỡ sa pa (Manglietia sapaensis N.H. Xia & Q.N.Vu) tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên- tỉnh Lào Cai”nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, đề xuất những hướng bảo tồn và phát triển loài cây có triển vọng và hiếm này tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên và Việt Nam.
Để tiếp tục nghiên cứu Luận văn mời độc giả liên hệ với tác giả Ông Lê XuânThắng – Phó hạt trưởng Hạt KL Hoàng Liên, ĐT 0985.790.613; Email: lexuanthangvqghl@gmail.com