Luận văn thạc sỹ “Du lịch sinh thái trong thời kỳ hội nhập tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên
Lượt xem: 2381

LỜI CẢM ƠN

 

Trước tiên tôi xin cảm ơn Khoa Môi Trường- trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội  đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đã tạo tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi trong quá trình khảo sát thực địa và viết luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc  tới Thầy Lê Văn Lanh, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe – Khoa Môi trường – Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, Ông Phạm Văn Đăng – Giám đốc Vườn Quốc Gia Hoàng Liên, Ông Phạm Quốc Đặng – Nhân viên Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn Quốc Gia Hoàng Liên,Ông Trần Thành Trung - Giám đốc công ty Cổ phần Du lịch và Bảo tồn Sapio đã tham gia các buổi phỏng vấn sâu  của tô ivà cung cấp thông tin cho tôi  trong quá trình nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn bộ các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Và đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Đặng Thị Đáp, người đã giúp tôi định hướng nghiên cứu,  xây dựng ý tưởng và hướng dẫn tôi rất tận tình trong quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình thân yêu của tôi đã luôn bên tôi suốt chặng đường tôi đi, động viên và hỗ trợ tôi giúp đỡ tôi để hoàn thành bản luận văn này.

Học viên

Đặng Thị Hường

 

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

VQG

Vườn Quốc Gia

&

BRfTW

Tổ chức bánh mỳ thế giới

DLST

Du lịch sinh thái

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KTQT

Kinh tế quốc tế

TX

Thị xã

WTO

Tổ chức kinh tế thế giới

UNWTO

Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.. 5

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN.. 7

1.1 Định  nghĩa và cácnguyên tắc, sự phát triển của du lịch sinh thái 7

1.2 Du  lịch sinh tháitrong các khu bảo vệ. 12

I.3 Khái niệm hội nhập và quá trình hội nhập của Việt Nam.. 22

I.4 Du  lịch Việt Namtrong quá trình hội nhập. 23

I. 5 Du lịch Lào Cai trong thời kỳ hội nhập. 30

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 36

2.1 Đối tượng nghiên cứu. 36

2.2 Các phương pháp nghiên cứu. 37

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.. 38

3.1. Tiềm năng du lịch của VQG Hoàng Liên. 38

3.1.2  Các giá trị dulịch và các sản phẩm du lịch của VQG Hoàng Liên. 50

3.2 Đánh giá về hoạt động DLST của VQG Hoàng Liên. 62

3. 3 Xu hướng phát triển sắp tới của DLST VQG Hoàng Liên. 68

 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

4.1 Kết luận. 75

4.2. Kiến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 77

PHỤ LỤC.. 80

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

Tên bảng

Trang

Bảng 1: Các loại hình quản lý khu bảo vệ (IUCN, 1994)   

13

Bảng 2: Các mục đích quản lý và các loại hình quản lý khu bảo vệ của IUCN (1994)

15

Bảng 3: Khả năng tương thích của các loại hình du lịch với các loại khu bảo vệ của IUCN (Lawton, 2001)

16

Bảng 4: Lợi ích của du lịch sinh thái

17

Bảng 5: Hạn chế của du lịch sinh thái

18

Bảng 6: Thành phần các loại đất rừng của VQG Hoàng Liên

45

Bảng 7: Thành phần thực vật Hoàng Liên so với một số VQG

53

Bảng 8: Thành phần động vật Hoàng Liên với các VQG

53

Bảng 9: Tổng số loài động vật và thực vật VQG Hoàng Liên được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế Giới ( IUCN)

54

Bảng 10: Lượng khách du lịch của VQG Hoàng Liên trong những năm qua

64

DANH MỤC HÌNH

 

Tên hình

Trang

Hình 1: Bản đồ du Lịch VQG Hoàng Liên      

59

Hình 2: Nơi chuẩn bị bữa ăn cho du khách trên trạm 1 đường đi Phan Xi Pan

66


MỞ ĐẦU

 

Sau khi thoát khỏi chiến tranh, cho đến cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước Việt Nam đã thành công trong việc vực đất nước dậy thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào các nước bạn – giành độc lập về kinh tế sau khi và chuẩn bị cho một bước tiến mới – hội nhập kinh tế quốc tế ( KTQT). Có thể coi mốc của sự bắt đầu quá trình  hội nhập mới của Việt Nam là năm 1995( khi Việt  nam nộp đơn xin tham gia tổ chức kinh tế thế giới WTO). Hơn 10 năm qua Việt Nam đã hoàn thành các bước đệm để hòa nhập với thế giới. Chỉ số tăng trưởng kinh tế liên tục đạt trên 7% và trong tốp 10 quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Hội nhập đã mang tới cho Việt Nam một cơ hội lớn để phát triển, vươn mình mạnh mẽ, xây dựng một diện mạo mới cho đất nước -  đưa đất nước thoát khỏi phụ thuộc và đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

Nhưng kèm theo đó, cũng trong hơn chục năm qua, Việt Nam phải đối mặt với những tác động môi trường và mối đe dọa về suy giảm môi trường chưa từng có. Ô nhiễm nước mặt,nước ngầm, không khí, đất khắp nơi và tốc độ suy giảm các nguồn tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học đang gia tăng là hệ quả của việc phát triển mà không tính tới các lợi ích môi trường. Ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, từ nông nghiệp,công nghiệp hay dịch vụ đều là nguyên nhân của những hậu quả trên. Trong số đó,suy giảm đa dạng sinh học đang là vấn đề đang được nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thành lập các khu bảo tồn đa dạng sinh học nhằm bảo tồn các hệ sinh thái,nơi sinh sống của các loài, nguồn gen quý, cảnh quan đặc sắc là một trong những hoạt động mà Việt Nam đã thực hiện để giữ gìn đa dạng sinh học của đất nước. Các vườn quốc gia (VQG), các khu bảo vệ đã từng phải đóng cửa rừng, đuổi hết dân trong vùng lõi và vùng đệm của các khu bảo vệ này ra để bảo tồn. Nhưng hình thức bảo tồn đó đã trở nên lạc hậu và không hiệu quả. Phát triển trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc xem xét kỹ các tác động môi trường mới có thể giải quyết được vấn đề này. Ví như trong  các VQG mở cửa cho một loại hình du lịch mới ra đời – Du lịch sinh thái (DLST), các khu bảo vệ sẽ được bảo tồn tốt hơn, vì đó là loại hình không tiêu tốn tài nguyên, ít gây tác động môi trường nhất, ngược lại, nó còn đóng góp tài chính cho việc tái đầu tư vào bảo tồn và làm giảm sức ép của người bản địa tới các khu bảo tồn này.

Được thành lập vào năm 1994 với tư cách là một Khu bảo tồn thiên nhiên, năm 2001 Khu bảo tồn Hoàng Liên trở thành VQG. VQG Hoàng Liên được thành lập với mục đích bảo tồn các tầng rừng nhiệt đới vùng núi từ khu vực khí hậu cận nhiệt cho tới khu vực đỉnh núi với khí hậu ôn hoà. Sở dĩ Vườn được thành lập là bởi vì những thách thức bảo tồn đa dạng sinh thái quan trọng đặt ra và cũng do có những cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và sự giàu có về mặt văn hoá của các dân tộc ít người sinh sống tại đó và cuối cùng là vì giá trị du lịch của Vườn.

Hoạt động DLST tại VQG Hoàng Liên đã xuất hiện từ rất sớm so với các VQG khác trong toàn quốc, nhưng nó vẫn chưa phát huy được hết nội lực và còn yếu kém. Chính vì vậy, nguồn lợi nhuận từ các hoạt động DLST mang lại cho VQG hiện nay là rất thấp, kèm theo nó vẫn là những hậu quả về môi trường như hiện tượng xả rác của du khách, động vật hoang dã bị mất dần do thói quen ăn thịt thú rừng… Đời sống nhân dân trong vùng lõi vẫn phụ thuộc nhiều vào rừng, dẫn đến hiện tượng chặt phá rừng, khai thác cạn kiệt các tài nguyên của rừng. Đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam hội nhập, các hoạt động DLST của VQG cần phải được quan tâm và phát triển đúng tầm để đáp ứng với điều kiện mới – với nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều khó khăn hơn. Đề tài “Du lịch sinh thái trong thời kỳ hội nhập tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên”được chọn với mục tiêu nghiên cứu sự phát triển toàn diện của DLST VQG Hoàng Liên trong bối cảnh hội nhập, phân tích các điểm mạnh, yếu và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động DLST của VQG Hoàng Liên để đóng góp nhiều hơn cho hoạt động bảo tồn, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân trong địa bàn VQG.
Để tiếp tục nghiên cứu Luận văn mời độc giả liên hệ với tác giả hoặc Ông Nguyễn Trọng Bắc, ĐT 0983.087.124; Email: gdmt.hoanglien@gmail.com


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập