Luận văn Thạc sỹ Lâm học “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng trong một số trạng thái thảm thực vật ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai”.
Lượt xem: 4076

LỜI CAM ĐOAN

 

          Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chư­a hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đ­ược cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trong luận văn này đã đ­ược ghi rõ nguồn gốc.

 

Tác giả luận văn

 

Nguyễn Văn Năm

 


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bản luậnvăn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Đàm Văn Vinh phó Trưởng khoa Lâm nghiêp và các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâm nghiệp Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong cả quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại hiện trường và kế thừa các số liệu sẵn có để hoàn thành tốt luận văn.

Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

 Xin trân thành cảm ơn!

  Thái Nguyên, ngày       tháng       năm 2013

   

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Năm


                                               MỤC LỤC      

                                                    Trang

LỜI CAM ĐOAN.. i

LỜICẢM ƠN.. ii

DANHSÁCH CÁC BẢNG.. vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU.. 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 3

3. Đối tượng và thời gian nghiêncứu của đề tài 3

Chương1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.. 4

1.1. Khái niệm về thảm thực vật vàphân loại thảm thực vật. 4

1.2. Những nghiên cứu về cấu trúcrừng. 5

1.2.1. Trên thế giới 5

1.2.1.1.Nghiên cứu về cấu trúc rừng. 5

1.2.1.2. Nghiên cứu về táisinh rừng. 8

1.2.2. Ở Việt Nam. 10

1.2.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam. 10

1.2.2.2. Nghiên cứu về táisinh rừng ở Việt Nam.. 13

1.3. Nghiên cứu về thảm thực vậtvà hệ thực vật VQG Hoàng Liên.. 15

1.3.1.  Nghiên cứu về thảm thực vật ở VQGHoàng Liên.. 15

1.3.2. Nghiên cứu về hệ thựcvật ở VQG Hoàng Liên.. 15

1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu.. 16

1.4.1. Điều  kiện tự nhiên VQG Hoàng Liên.. 16

1.4.1. 1. Vị trí địa lý. 16

1.4.1.2.Địa hình, địa mạo: 16

1.4.1.3.Địa chất và thổ nhưỡng. 17

1.4.1.4.Khí hậu.. 18

1.4.1.5.Thuỷ văn.. 19

1.4.1.6.Tài nguyên rừng và phân loại thảm thực vật rừng. 20

1.4.1.7.Hiện trạng rừng và sử dụng đất 22

1.4.2. Đặc điểm Kinh tế - Xãhội các xã trong vùng lõi VQG Hoàng Liên.. 23

1.4.2.1.Dân tộc, dân số và lao động. 23

1.4.2.2.Lao động và tập quán.. 24

1.4.2.3.Văn hoá xã hội 24

1.4.2.4.Tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng. 25

1.4.2.5.Đánh giá chung về kinh tế - xã hội 26

Chương2. NỘI DUNG VÀ  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 27

2.1. Nội dung nghiên cứu. 27

2.1.1. Nghiên cứu đặc điểmcấu trúc tầng cây cao. 27

2.1.2. Nghiên cứu đặc điểmcấu trúc tầng cây tái sinh.. 27

2.1. 3. Nghiên cứu một sốyếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc rừng. 27

2.1.4. Đề xuất một số giảipháp để phục vụ cho công tác bảo tồn bền vững tài nguyên khu vực nghiên cứu. 27

2.2. Phương pháp nghiên cứu. 27

2.2.1. Phương pháp kế thừasố liệu. 27

2.2.2. Phương pháp nghiêncứu, thu thập số liệu ngoài thực địa. 28

2.2.2.1Phương pháp ô tiêu chuẩn.. 28

2.2.2.2.  Phương pháp điều tra, phỏng vấn.. 30

2.2.3. Phương pháp sử lý sốliệu điều tra. 30

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.. 37

3.1. Đặc điểm cấu trúc rừng của tầng cây cao. 37

3.1.1. Cấu trúc tổ thành vàmật độ. 37

3.1.1.1.Cấu trúc tổ thành và mật độ rừng ở Quần hệ rừng nhiệt đới thường xanh gió mùa ởnúi trung bình( IA2c). 37

3.1.1.2Cấu trúc tổ thành và mật độ rừng ở Quần hệ rừng nhiệt đới thường xanh tương đốiẩm ở núi cao (cận alpin) :IA2d. 42

3.1.1.3.Cấu trúc tổ thành và mật độ rừng ở Quần hệ trảng cỏ dạng lúa trung bình có câygỗ che phủ dưới 10%, có hay không có cây bụi (VB2): 44

3.1.1.4.Cấu trúc tổ thành và mật độ rừng ở Nhóm quần hệ trảng cỏ dạng lúa trung bìnhkhông có cây gỗ, có cây bụi (VB3). 45

3.1.2. Phân tích một số thamsố thống kê của một số trạng thái thảm thực vật: 46

3.1.2.1Phân tích một số tham số của D1.3. 46

3.1.2.2.Phân tích một số tham số Hvn. 49

3.1.3. Nghiên cứu một số quyluật phân bố lâm phần.. 52

3.1.3.1.Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) 52

3.1.3.2.Phân bố số cây theo chiều cao vút  ngọn(N/Hvn) . 59

3.1.4. Quy luật tương quanđường kính 1,3m và chiều cao vút ngọn (H/D). 65

3.2. Cấu trúc tầng cây tái sinh.. 68

3.2.1. Tổ thành cây tái sinh.. 68

3.2.2. Mật độ cây tái sinhtheo cấp chiều cao. 71

3.2.3. Mật độ cây tái sinhtheo phẩm chất 72

3.2.4. Mật độ cây tái sinhtheo nguồn gốc. 73

3.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc thảm thực vật rừng. 73

3.3.1. Nhân tố Tự nhiên: 74

3.3.1.1. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởngđến cấu trúc tầng thứ: 74

3.3.1.2. Nhân tố tự nhiên ảnhhưởng đến cấu trúc chiều cao thực vật: 75

3.3.1.3 Nhân tố tự nhiên ảnh hưởngđến sự biến đổi thành phần loài thực vật của quần xã thực vật. 76

3.3.2. Nhân tố Xã hội. 77

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên thiênnhiên tại khu vực n cứu. 79

3.4.1. Chương trình hànhđộng. 79

3.4.2. Các giải pháp cụ thể. 81

3.4.2.1. Nâng cao năng lực quản lý, phát triển VQGHoàng Liên. 81

3.4.2.2. Nâng cao nhận thức về tài nguyên thiên nhiênvà luật bảo vệ rừng. 81

3.4.2.3. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập chocộng đồng. 82

3.4.2.4. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ. 82

3.4.2.5. Làm tốt công tác PCCCR: 83

3.4.2.6. Tăng cường các hoạt độngnghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. 84

3.4.2.7. Giải pháp ổn định dân số. 85

3.4.2.8. Giải pháp lâm sinh.. 85

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 88

A. KẾT LUẬN.. 88

1. Đặcđiểm cấu trúc. 88

2. Một sốnhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc thảm thực vật rừng. 89

3.1. Nhân tố Tự nhiên: 89

3.2. Nhân tố Xã hội: 89

3. Đềxuất một số giải pháp nhằm bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên khu vựcnghiên cứu. 90

B. TỒN TẠI 90

C. KIẾN NGHỊ 91


 


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Thống kê diện tíchcác loại đất, loại rừng VQG Hoàng Liên. 22

Bảng2.1 - Ký hiệu độ nhiều của thực bì theo Drude. 30

Bảng 3.1: Tổ thành và mật độrừng Nghèo. 38

Bảng 3.2: Tổ thành và mật độrừng Trung bình. 39

Bảng3.3:  Tổ thành và mật độ rừng Giàu xã SanSả Hồ. 39

Bảng 3.4:  Tổ thành và mật độ rừng Pơ mu  xã Tả Van. 41

Bảng 3.5: Tổ thành và mật độrừng lùn xã San Sả Hồ. 42

Bảng 3.6 :  Tổ thành và mật độ rừng Vân sam  xã San SảHồ. 44

Bảng 3.7:  Tổ thành và mật độ rừng Trúc lùn  xãSan Sả Hồ. 45

Bảng  3.8:  Kết quả tính một số tham số D1.3 ở IA2c. 46

Bảng  3.9: Kết quả tính một số tham số D1.3 ở IA2d. 48

Bảng 3.10 : Kết quả tính mộtsố tham số D1.3 ở VB2. 48

Bảng 3.11: Kết quả tính mộtsố tham số Hvn ở IA2c. 49

Bảng 3.12: Kết quả tính mộtsố tham số Hvn  ở  Quầnhệ IA2d. 50

Bảng 3.13:  Kết quả tính một số tham số Hvn ở Quần hệ VB2. 51

Bảng3.14:  Kết quả mô hình hóa phân bố N/D1,3 bằng hàm lí thuyết 52

Bảng 3.18: Kết quả mô hình hóa phân bố N/Hvn bằng hàm lí thuyết 60

Bảng 3.22:  Các chỉ số tương quan H/D. 66

Bảng 3.23: Công thức tổthành cây tái sinh. 69

Bảng 3.24:  Mật độ cây tái sinh theo cấp  chiều cao. 71

Bảng 3.25:  Bảng phân bố mật độ tái sinh theo cấp chấtlượng, nguồn gốc. 72

Bảng 3.26:  Đặc trưng các kiểu khí hậu VQG Hoàng Liên. 74

Bảng 3.27:  Sự biến đổi cấu trúc của thảm thực vật theođộ cao. 74

Bảng 3.28: Sự phân hóa sốloài theo độ cao ở VQG Hoàng Liên. 76

Bảng 3.32:  Các chương trình hành động nhằm giảm thiểutác động  tới tài nguyên thiên nhiên ởVQG Hoàng Liên. 79

 

 

 

 

                                   DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình  3.1: Phân bố N/D1.3  theo hàm Weibull rừngNghèo xã San Sả Hồ. 53

Hình3.2:  Phân bố N/D1.3  theo hàmWeibullrừng Trung bình  xã San Sả Hồ. 53

Hình3.3:  Phân bố N/D1.3  theo hàmWeibull rừng giàu xã San Sả Hồ. 54

Hình3.4:   Phân bố N/D1.3  theo hàmWeibull  rừng Pơ mu xã Tả Van. 55

Hình3.5:   Phân bố N/D1.3  theo hàmWeibull rừng Lùn xã San Sả Hồ. 56

Hình3.7:  Phân bố N/D1.3  theo hàmWeibull rừng Trúc lùn xã San Sả Hồ. 57

Hình3.9:  Biểu đồ phân bố số loài theo cấpđường kính – IA2d. 58

Hình3.10:  Biểu đồ phân bố loài theo cấpđường kính rừng Trúc lùn. 59

Hinh  3.11:  Phân bố  N/Hvn theo hàm Weibull  rừngNghèo xã San Sả Hồ. 61

Hình3.12 :   Phân bố  N/Hvn theo hàm Weibull  rừngTbình xã San Sả Hồ. 61

Hình3.13:   Phân bố  N/Hvn theo hàmWeibull   rừng giàu  xã San Sả Hồ. 62

Hình  3.14: - Phân bố  N/Hvn theo hàmWeibull  rừng Pơ mu xã Tả Van. 62

Hình3.15: Phân bố  N/Hvn theo hàm Weibullrừng Lùn xã San Sả Hồ. 63

Hình3.17:  Biểu đồ phân bố số lượng loài theocấp chiều cao IA2c. 64

Hình3.18:  Biểu đồ phân bố số lượng loài theocấp chiều cao IA2d. 64

Hình 3.19: Biểu đồ phân bố số loài theo cấp chiều cao rừng Trúc lùn. 65

Hình 3.20: Biểu đồ biểu diễn tương quan chiềucao và đường kính thân cây. 68

Hình3.21:  Biểu đồ mật độ tái sinh theo loài 71

Hình3.22:  Biểu đồ phân bố cây tái sinh theocấp chiều cao. 72

Hình3.23: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo phẩm chất 73

Hình  3.24: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo nguồngốc. 73

    

 

 

 

 

MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG ĐỀ TÀI

 

Hvn

:

Chiều cao vút ngọn (m)

D1.3

:

Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m

Dt

:

Đường kính tán cây (m)

N/D1.3

:

Phân bố số cây theo cấp đường kính

N/Hvn

:

Phân bố số cây theo cấp chiều cao

NL/D1.3

:

Phân bố số loài theo cỡ đường kính

NL/Hvn

:

Phân bố số loài theo cỡ chiều cao

Hvn/D1.3

:

Tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính tại 1.3m

OTC

:

Ô tiêu chuẩn

ODB

:

Ô dạng bản

N%

:

Tỷ lệ phần trăm mật độ

G%

:

Tỷ lệ phần trăm tiết diện ngang

IV%

:

Chỉ số quan trọng loài

TTR

:

Trạng thái rừng

Dbq

:

Đường kính bình quân

Hbq

:

Chiều cao bình quân

N/ha

:

Mật độ (cây/ha)

n

:

Dung lượng mẫu

Xmax

:

Giá trị lớn nhất

Xmin

:

Giá trị nhỏ nhất

m

:

Số tổ

k

:

Cựu ly tổ

VQG

:

Vườn Quốc gia

BVR

:

Bảo vệ rừng

PCCCR

:

Phòng cháy chữa cháy rừng

 

 

 

 

 

 


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Rừng là tài nguyên có khả năng tái tạo quý giá, rừng không những là cơ sở của sự phát triển kinh tế mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, song nó là một hệ sinh thái phức tạp bao gồm nhiều thành phần với các quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Sự cân bằng và ổn định của rừng được duy trì bởi nhiều yếu tố mà con người hiểu biết còn rất hạn chế. Rừng tự nhiên ở nước ta hiện nay hầu hết đều là rừng thứ sinh ở những mức độ thoái hoá khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do con người khai thác lạm dụng, đốt nương làm rẫy. Độ che phủ đã giảm từ 43% năm 1943 xuống 28,4% năm 1990, làm tăng các ảnh hưởng bất lợi của môi trường sống đối với con người như bão, lũ, hạn hán, ô nhiễm không khí. Trong những năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên.Theo kết quả của chương trình "Tổng kiểm kê toàn quốc, tháng 1/2001",tính đến năm 2000, nước ta có khoảng 10,9 triệu ha rừng, trong đó bao gồm 9,4 triệu ha rừng tự nhiên kể cả những rừng Trung bình đã được phục hồi và 1,5 triệu ha rừng trồng, với độ che phủ chung của cả nước là 33,2% đất tự nhiên[10].

 Trong 10 năm trở lại đây nhờ có các chính sách xã hội hóa ngành lâm nghiệp mà diện tích rừng ngày càng tăng, đất trống đồi núi trọc giảm. Các giải pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên của thảm thực vật cùng với các giải pháp đúng đắn về chính sách đất đai, vốn, lao động đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng của cả nước. Tuy nhiên đối với hệ thống các diện tích rừng đặc dụng việc khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng kém hiệu quả làm cho rừng giảm sút nhanh về giá trị đa dạng sinh học và khả năng phòng hộ đầu nguồn. Những tác động này đã ảnh hưởng lớn đến khả năng tồn tại của rừng, làm xáo trộn các quy luật cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng, diễn thế rừng đi theo chiều hướng tiêu cực.

Thực trạng suy giảm nhanh chóng cả số lượng và chất lượng của rừng đặc dụng đặt ra cho các nhà làm công tác lâm nghiệp một nhiệm vụ cấp bách là bảo tồn, phát triển nguyên vẹn hệ sinh thái, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về gỗ, củi, giá trị đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Trong quản lý rừng, sử dụng hệ thống các giải pháp kỹ thuật lâm sinh là biện pháp kỹ thuật then chốt để cải thiện và làm cho rừng có cấu trúc phù hợp nhất với mục đích quản lý. Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững chỉ có thể giải quyết  thoả đáng một khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất quy luật sống của hệ sinh thái rừng. Do đó nghiên cứu cấu trúc rừng được xem là cơ sở quan trọng nhất, giúp các nhà lâm nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng, góp phần quản lý và kinh doanh rừng lâu bền.

Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng chủ yếu tập trung vào đối tượng là rừng trồng, rừng phòng hộ. Các công trình nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh của thảm thực vật rừng trong rừng đặc dụng còn ít. Vì vậy các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý, bảo vệ bền vững diện tích rừng đặc dụng còn thiếu cơ sở khoa học.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg ngày 12/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích là 29.845ha. trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai và 2 xã thuộc huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Trước khi trở thành Vườn Quốc gia Hoàng Liên thì trên khu vực rừng Hoàng Liên hiện tượng chặt phá, khai thác lâm sản trái phép, cháy rừng xảy ra liên tục làm cho chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Từ khi trở thành VQG, thảm thực vật ở đây đã được bảo vệ tốt hơn,tình trạng chặt phá,cháy rừng rừng đã giảm nhiều, song do việc người dân sinh sống trong vùng lõi VQG nên việc khai thác nguồn tài nguyên rừng vẫn xảy ra, sức ép lên tài nguyên rừng và đất rừng là rất lớn, mặt khác diện tích trồng cây thảo quả dưới tán rừng đặc dụng ngày càng mở rộng đã làm thay đổi diện mạo, cấu trúc rừng, nhất là ở các lâm phần không được quản lý tốt. Cho tới nay đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về hệ động thực vật, đa dạng sinh học của VQG Hoàng Liên nhưng chưa có công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng nhằm bảo tồn các hệ sinh thái rừng á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao còn lại ở Việt Nam.

Do vậy nghiên cứu các kiểu thảm thực vật rừng để mô tả hoàn thiện hơn về hệ sinh thái rừng với các cấu trúc tầng thứ, thành phần loài cây, mối quan hệ sinh thái giữa các yếu tố là hết sức cần thiết.

Trước thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng trong một số trạng thái thảm thực vật ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai”.
Để tiếp tục nghiên cứu Luận văn mời độc giả liên hệ với tác giả Luận văn: Ông Nguyễn Văn Năm; Số ĐT: 0983.917.316; Email: nvnam-vqghl@laocai.gov.vn


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập