Luận văn Thạc sỹ Lâm học “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên – Sa Pa – Lào Cai”.
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN TRỌNG BẮC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN THẢM THỰCVẬT RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN - SA PA - LÀO CAI |
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60 62 02 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
|
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Kim Ngũ
|
|
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luậnvăn
Nguyễn Trọng Bắc
LỜI CẢM ƠN
Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên không những góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức của mọi người về bảo vệ thiên nhiên, mà còn hỗ trợ cho việc nâng cao thu nhập kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, định hướng những hành động của họ theo chiều hướng có lợi cho vào bảo vệ thiên nhiên. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại đây cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bảo tồn, rõ rệt nhất là sự quấy nhiễu các loài động vật, bẻ cây, hái cành, dẫm đạp với thực vật, gia tăng mức sử dụng tài nguyên sinh học,tăng lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường,v.v… Vì vậy, để phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến công tác bảo tồn, cần phải đánh giá được những tác động của du lịch đến tài nguyên môi trường, trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp thích hợp cho công tác tổ chức và quản lý hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện cụ thể tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Do vậy, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên – Sa Pa – Lào Cai”.
Đến nay luận văn đã hoàn thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy PGS.TS. Hoàng Kim Ngũ, người hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám đốc, cán bộ, công nhân viên Vườn Quốc gia Hoàng Liên và bạn bè xa gần đã giúp đỡ tôi về thời gian, vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã làm việc với tất cả những nỗ lực, nhưng vì trình độ và thời gian còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lào Cai, ngày….. tháng…. năm 2013
Tácgiả
Nguyễn TrọngBắc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.. 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.. 1
2. MỤC ĐÍCH.. 2
3. MỤC TIÊU.. 2
4. Ý NGHĨANGHIÊN CỨU.. 2
4.1. Ý nghĩa khoa học. 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.. 3
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀPHÁT TRIỂN DLST Ở VIỆT NAM... 9
1.2.1. Sự hình thành và phát triển DLST ở Việt Nam.. 9
1.2.2. Các kiểu hình du lịch sinh thái hiện đang phát triển ở Việt Nam.. 11
1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG HOÀNG LIÊN.. 12
1.3.1. Phát triển du lịch sinh thái tại VQG Hoàng Liên. 12
1.3.2. Hiện trạng du lịch sinh thái 14
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN 16
1.4.1.Điều kiện tự nhiên. 16
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội cácxã vùng đệm.. 32
1.4.3. Tiềm năng phát triển du lịch. 38
Chương 2: PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 43
2.1. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 43
2.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.. 43
2.2.1. Mục tiêu chung. 43
2.2.2. Mục tiêu cụ thể. 43
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.. 43
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 44
2.4.1.Phương pháp nghiên cứu thị trường khách du lịch và khả năng DVDL của VQG 44
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu về Ảnh hưởng của du lịch đến CLMT đất 45
2.4.3.Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến cảnh quan thực bì tại VQG 45
2.4.4. Biện pháp quản lý du lịch& bảo vệ thực bì rừng tại VQG Hoàng Liên. 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.. 51
3.1. PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG HOÀNG LIÊN.. 51
3.1.2. Kết quả điều tra về thị trườngkhách du lịch. 51
3.1.3. Khả năng DVDL của VQG HoàngLiên. 60
3.1.4. Nhận xét về hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tạiVQG Hoàng Liên. 66
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA DLST ĐẾN QUẦN XÃ THỰC VẬT VQG HOÀNG LIÊN.. 68
3.2.1. Ảnh hưởng của du lịch đến quần xã thực vật tại khu vực nghiên cứu. 69
3.2.2. Nhận xét về ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến quần xã thực vật 73
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA DLST ĐẾN THẢM CỎ KHU VỰC NGHIÊN CỨU.. 74
3.3.1. Kết quả nghiên cứu. 74
3.3.2. Nhận xét về ảnh hưởngcủa du lịch đến thảm cỏ. 78
3.4. ẢNHHƯỞNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 81
3.4.1. Ảnh hưởng của khách du lịch đến môi trường sinh thái 81
3.2.2. Nhận xét về Ảnh hưởng của du lịch đến chất lượng môitrường sinh thái 85
3.5. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DU LỊCH VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG SINHTHÁI VQG HOÀNG LIÊN.. 86
3.5.1. Những tồn tại chủ yếu trong quản lý du lịch ở VQG Hoàng Liên. 87
3.5.2. Những giải pháp quản lý du lịch tại VQG Hoàng Liên. 87
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ. 91
1. KẾT LUẬN.. 91
2. TỒN TẠI 92
3. KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆUTHAM KHẢO.. 93
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.2: Các kiểu du lịch sinh thái 12
Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng VQGHoàng Liên. 24
Bảng 2.2: Thống kê thành phần các loài thực vật VQG HoàngLiên. 26
Bảng 2.3: So sánh về thực vật ở các khu rừng đặc dụng. 27
Bảng 2.4: Các loài nguy cấp trong sách đỏ thếgiới 27
Bảng 2.5: Các nhóm công dụng của thực vật tại VQG HoàngLiên. 28
Bảng 2.6: Khu hệ động vật có xương sống ở VQG Hoàng Liên. 30
Bảng 2.7: Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2011. 34
Bảng 2.8: Tình hình thu nhập của các xã năm 2011. 36
Bảng 3.1: Kết quả điều tra về kết cấu tuổi và giới tính(năm 2013). 51
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về trình độ văn hóa. 52
Bảng 3.3: Kết quả điều tra về ngành nghề. 52
Bảng 3.4: Kết quả điều tra về mức thu nhập. 53
Bảng 3.5: Tình hình phân bố về cự ly khoảng cách của ngườidu lịch. 54
Bảng 3.6: Kết quả điều tra về phân bố khách theo các tỉnh. 55
Bảng 3.7: Xu thế biến đổi theo mùa của nguồn khách du lịch. 56
Bảng 3.8: Phương thức khách đến du lịch. 57
Bảng 3.9: Mục đích chuyến du lịch của du khách. 58
Bảng 3.10: Độ thỏa mãn của du khách. 59
Bảng 3.11: Xu thế biến đổi về độ che phủ thực bì 69
Bảng 3.12: Xu thế biến đổi về số loài - tổ thành loài thựcvật 70
Bảng 3.13: Mức độ can thiệp của hoạt động du lịch đến đặctrưng thực bì 71
Bảng 3.14: Các mức độ can thiệp của hoạt động du lịch đếncác thành
phần thực bì 71
Bảng 3.15: Đặc trưng về cảnh quan thực bì VQG Hoàng Liên. 72
Bảng 3.16: Xu thế biến đổi về độ che phủ thực bì theo tuyếnđiều tra khác nhau. 74
Bảng 3.17: Xu thế biến đổi về số loài - tổ thành loài thựcvật 75
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến tính đa dạngkhu hệ thực vật 75
Bảng 3.19: Mức độ biến đổi loài ưu thế chủ yếu. 76
Bảng 3.20: So sánh độ che phủ thực bì tại VQG Hoàng Liên. 77
Bảng 3.21: Biến đổi về dạng sống thực vật theo tuyến điềutra khác nhau. 77
Bảng 3.22: Đồ ăn, vật dụng cần thiết phục vụ cho 1 Tour du lịch. 82
Bảng 3.23: Kết quả điều tra về lượng rác thải 84
Hình 3.11: Các hoạt động bảo vệ môi trường. 86
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu thành phần dân tộc trongvà ven khu vực. 33
Hình 3.1: Biểu đồ mức thu nhập của du khách. 53
Hình 3.2: Biểu đồ khoảng cách của du kháchđến VQG.. 54
Hình 3.3: Biểu đồ xu thế biến đổi kháchtrong năm.. 56
Hình 3.4: Biểu đồ hình thức đi du lịch. 57
Hình 3.5: Biểu đồ mục đích chuyến đi 59
Hình 3.6: Biểu đồ mức độ thỏa mãn của dukhách. 60
Hình 3.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trung tâm DLSTVQG Hoàng Liên. 63
Hình 3.8: Biểu đồ mức độ can thiệp của hoạt độngdu lịch. 72
Hình 3.9: Rác thải trên tuyến du lịch. 83
Hình 3.10: Biểu đồ thành phần các loại rácthải 84
Hình 3.11: Các hoạt động bảo vệ môi trường. 86
Hình 3.12: Hệ thống thùng rác trên cáctuyến DL và điểm nghỉ 86
Hình 3.13: Sơ đồ mối quan hệ giữa các bên liênquan trong phát triển DLST.. 88
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những thập kỷ gần đây, du lịch và ngành du lịch trở thành xu hướng chung của toàn cầu, chiếm vị trí chiến lược trong nền kinh tế quốc gia nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC) năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. Ở Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch lên đến 11%. Ước tính lượng du khách quốc tế năm 2010 là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách.
Đối với các Quốc gia đang phát triển thì du lịch quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. UNWTO thống kê có tới 83% các quốc gia xếp du lịch là một trong năm ngành xuất khẩu lớn vàcứ ba nước thì có một nước coi du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng.Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Theo thống kê năm 2010 nước ta đón khoảng 5,5 – 6,0 triệu lượt du khách quốc tế và 25 -26 triệu lượt du khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt từ4 - 4.5 tỷ USD. Việc phát triển du lịch nhanh chóng như vậy cũng nhờ vào những thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch cũng như những điều kiện thuận lợi mà môi trường du lịch của mỗi quốc gia tạo nên. Do đó mà môi trường du lịch có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngành du lịch quốc tế cũng như du lịch nội địa.
Du lịch sinh thái là hướng đi mới cho phát triển kinh tế địa phương cũng như công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị tự nhiên, giá trị nhân văn tại địa phươn, góp phần nâng cao mức sống cho chính cộng đồng cư dân trong phạm vi VQG Hoàng Liên,cũng như khu vực vùng đệm, từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh của địa phương trên cơ sở phát triển bền vững dựa vào du lịch sinh thái.
Bên cạnh những hiệu quả to lớn đã đạt được,ngành du lịch trên thế giới và nước ta cũng có tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái, kể cả môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và môi trường kinh tế - xã hội. Vì vậy cần nghiên cứu tìm hiểu những ảnh hưởng cụ thể của du lịch đến môi trường để có biện pháp, phương hướng phát triển thích hợp với hòan cảnh từng địa của nước ta, đồng thời có những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch bền vững trong tương lai. Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên – Sa Pa – Lào Cai”.
2. MỤC ĐÍCH
Đứng trước một tiềm năng lớn về DLST nhưng thực trạng hoạt động du lịch ở VQG Hoàng Liên còn nhiều hạn chế, hiệu quả về mọi mặt còn thấp. Các hoạt động du lịch ở đây mới bước đầu định hướng phát triển DLST, chưa có biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lý. Bởi vậy, các hoạt động du lịch đang có những tác động tiêu cực với tài nguyên rừng, môi trường, cảnh quan cũng như chất lượng cuộc sống của người dân trong VQG Hoàng Liên. Với các lý do trên tôi chọn và thực hiện đề tài luận văn này.
3. MỤC TIÊU
Nhằm làm cho du lịch sinh thái Hoàng Liên ngày càng phát triển và bền vững.
4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa du lịch sinh thái từ lý luận vào ứng dụng thực tiễn trong một lãnh thổ cụ thể. Đồng thời, đây là cơ sở cho các nhà quy hoạch, cơ quan quản lý và điều hành du lịch tổ chức lãnh thổ du lịch sinh thái VQG Hoàng Liên cũng như những lãnh thổ du lịch có đặc trưng tương tự một cách có hiệu quả.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, nâng cao nhận thức của người dân, tạo công ăn, việc làm, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường, góp phần phát triển bền vững VQG Hoàng Liên. Giúp cho việc bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học được tốt hơn trong việc phát triển DLST...
Để tiếp tục nghiên cứu Luận văn mời độc giả liên hệ với tác giả Ông Nguyễn Trọng Bắc, ĐT 0983.087.124; Email: gdmt.hoanglien@gmail.com