Nghiên cứu các loài côn trùng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
Lượt xem: 3211

Trong các ngày giữa tháng 6 năm 2023, được sự đồng ý của UBND tỉnh Lào Cai, đoàn nghiên cứu Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cùng các chuyên gia Nhật Bản đến từ Hội Côn trùng châu Á đã có đợt điều tra, nghiên cứu về các loài côn trùng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên. 

anh tin bai

Đoàn nghiên cứu làm việc tại độ cao 2.600m

Đợt này, đoàn nghiên cứu thực hiện điều tra tại khu vực đỉnh Fansipan (độ cao 3.100m), dọc theo tuyến đi bộ xuống đến Trạm Kiểm lâm Núi Xẻ (độ cao 1.950m) và địa bàn thôn Séo Mý Tỷ (độ cao 1.530m).

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các loài côn trùng cánh vảy (bướm ngày), thuộc Bộ Cánh vảy (Leppidoptera), Lớp Côn trùng (Insecta). Nghiên cứu được thực hiện ở nhiều loại sinh cảnh khác nhau, bao gồm rừng tự nhiên, rừng thứ sinh, trảng cỏ cây bụi và khoảng trống. Hình thức thu mẫu bằng vợt côn trùng và bẫy đèn. Ngoài ra, đối với các loài côn trùng bay ban ngày và dễ nhận biết (các loài bướm) được quan sát, ghi nhận mức độ phong phú tương đối của các loài.

anh tin bai

Điều tra ấu trùng bọ cánh cứng ở gỗ mục

Kết quả đoàn nghiên cứu đã ghi nhận tổng số 45 loài côn trùng thuộc Bộ Cảnh vảy (Lepidoptera) và Bộ Cánh cứng (Coleoptera). 

anh tin bai

Kẹp kìm (Neolucanus maximus) ghi nhận tại VQG Hoàng Liên

Đối với miền Bắc Việt Nam, các loài Bướm đa dạng và phong phú nhất vào tháng 5 hằng năm. Mặc dù đợt nghiên cứu được tiến hành vào giữa tháng 6, thời gian nghiên cứu ngắn (04 ngày), thời tiết không thuận lợi (có mưa, ít nắng), nhưng với kết quả được ghi nhận nêu trên (45 loài bướm và bọ cánh cứng) cho thấy tính đa dạng và phong phú về số lượng loài côn trùng tại VQG Hoàng Liên./.

                                      Nguyễn Sang – Phòng Khoa học &HTQT

 

Một số hình ảnh khác:

anh tin bai

Một loại bẫy côn trùng đơn giản

anh tin bai

Bẫy đèn thu hút một số loài bướm và bọ cánh cứng


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập