Phát hiện loài mới bổ sung vào danh lục Hệ thực vật Việt Nam tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
Lượt xem: 533

Vào tháng 10 đến tháng 11 năm 2015, Phòng Khoa học và HTQT, Vườn quôc gia Hoàng Liên phối hợp với trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp kho lưu trữ mầm vô tính quốc gia ở Corvallis, Oregon, trực thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ đã tiến hành một chuyến khảo sát tại Vườn quốc gia Hoàng Liên. Trong chuyến khảo sát này, nhóm nghiên cứu đã thu được mẫu Hoàng liên gai- một loài Berberis hiếm

Hình 1.1: Mô tả loài Berberis hypoxantha C.Y.Wu ex S. Y. Bao.

Cành (1), gai(2), cành mang quả (3), lá (4), hoa(5), lá bắc (6), lá đài ngoài (7), lá đài trong (8), cánh hoa có bao phấn (9), bầu nhụy (10), bao phấn (11), quả (12)

(Nguồn: Ngô Đức Phương)

 Theo ghi nhận trong các tài liệu, loài này được tìm thấy ở tỉnh Hà Giang trong các khu rừng hỗn giao thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi ở độ cao từ 1500 đến 1600m so với mực nước biển. Còn trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, loài còn được ghi nhận ở độ cao 1500 đến 2500m so với mực nước biển, đướ tán rừng thường xanh, rừng hỗn giao cây lá rộng và rừng bán thường xanh trên đất đỏ vùng cao bị phong hóa từ đá granit và đá vôi xói mòn. Loài này có hoa màu vàng tươi, lá thường xanh và quả màu đen tím đậm, dù khá giống với Berberis wallichianae nhưng vẫn có một số điểm khác biệt nổi bât. Berberis hypoxantha có ít gai hơn, cac gân lá không nổi rõ. Saukhi tiến hành nghiên cứu và so sánh mẫu đã kết luận mẫy thu được là loài Berberis hypoxantha C.Y.Wu ex S. Y. Bao. Loài này trước đây đã được ghi nhận tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ,  hiện nay mới được ghi nhận ở Hà Giang và Lào Cai. Mẫu thu loài ở Lào Cai được gửi tại Bảo tàng Đại học Quốc gia Hà nội (Số hiệu mẫu: HNU 022576; HNU 022577).

 Berberis L. (Besberidaceae) là một chi cây bụi lá đơn thường xanh hoặc rụng lá, thường có 1-5 (-9) gai. Chi này có hai khu vực phân bố chính: khối lục địa Á- Âu và châu Mỹ La tinh. Số lượng loài ước khoảng 400-500 loài, phần lớn được tìm thấy ở Trung Quốc.

 Trước đây đã có loài Berberis được công bố ghi nhận ở Việt Nam là B.wallichianaB. julianae. Loài mới nhất được ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam là B. hypoxantha.

 Berberis hypoxantha  là một loài cây bụi, thường xanh, chiều cao 2,5-3m. Thân cây trưởng thành có màu tím, bóng, lá dày, hình trụ, đặc; đa phân tren thân không có gai, đôi khi có 1-3 gai hình nón dài 0,1-0,5 cm; cuống lá 0,1-0,4 cm, phiến lá có hình elip thuôn 3-7 x(1,25)2-2,25 cm; mặt trên màu xanh lục đậm, mặt dưới màu xanh nhạt hơn, nhiều lông.

Hình 1.2: Lá cây Berberis hypoxantha C.Y. Wu ex S.Y.Bao.

 Cụm hoa dạng chùm 4-20 hoa, cuống 18-20 mm; lá bắc con hình tam giác 1,3- 1,7 x 1-1,5 mm, hoa màu vàng. Lá đài xếp 2 vòng; lá đài ngoài hình trứng hoặc hình trứng elip, 2,5-3 x 2-2,5 mm; lá đài xếp 2 vòng; lá đài ngoài hình trứng hoặc hình trứng elip, 2,5-3x 2-2,5 mm; lá đài trong hình trứng hoặc hình trứng thuôn dài, 5-6,5 x 44,5 mm; cánh hoa hình trứng đến hình cầu, 4,5- 5,5 x 2-3,3 mm, các tuyến gần nhau. Nhị 3,5- 4,0 mm, nhụy hoa 4 mm; noãn 1-3. Quả mọng màu đen hoặc tím sẫm, hình trứng hẹp hoặc hình elip, 9- 12 x5-7mm.

Hình 1.3: Hoa của loài Berberis hypoxantha C.Y. Wu ex S.Y.Bao.

 Ở Trung Quốc, B. hypoxantha được thu hái khi quả chưa trưởng thành vào tháng 5; mùa ra hoa hiện chưa có thông tin chính xác. Ở Việt Nam, loài được thu hái hoa tháng 4-5, quả tháng 10. Hoa và quả được quan sát đồng thời vào tháng 10 và tháng 11.

 Hình 1.4: Quả của loài Berberis hypoxantha.

 Ở Trung Quốc, B. hypoxantha chỉ được ghi nhận từ mẫu được thu thập từ một sườn núi ở độ cao không được ghi chép ở Tây An.

 Ở Việt Nam, loài được tìm thấy ở Hà Giang trong rừng hỗ loài thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi cao từ 1500 đến 1600m. Phạm vi phân bố tại Vườn quốc gia Hoàng Liên ở độ cao 1500 đến 2500m dưới tán rừng thường xanh, rừng hỗn giao cây lá rộng và rừng bán thường xanh trên đất đỏ vùng cao bị phong hóa từ đá granit và đá vôi xói mòn.Những loại đất này nghèo dinh dưỡng và chứa sắt, nhôm oxit. Tại những điểm đó, thảm thực vật chiếm ưu thế bao gồm họ bạch dương (Betulaceae); họ óc chó (Juglandaceae), liễu (Salicaceae), việt quất (Vaccinium) và họ đỗ quyên (Rhododendron- Ericaceae), họ hoa hồng (Rosaceae), Họ đậu (Fabaceae), sâm (Araliaceae), mộc lan (Magnoliaceae), khổ sâm nam (Brucea javanica) và thủy tùng Himalaya (Taxus wallichiana).

 Loài được qua sát tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai, Việt Nam, có các đặc điểm phù hợp với mô tả của B. hypoxantha. Loài này có hoa màu vàng tươi, lá thường xanh và quả màu đen tím đậm, loài có ít gai và các đường gân lá không nổi rõ.

 Hình 1.5: Mặt sau của lá và cành mang lá

Hình 1.6: Gai trên cành.

 Những đặc điểm này là đặc điểm nhận dạng của B. hyposantha, loài này trước đây chỉ được ghi nhận tại Tây An, Trung Quốc và hiện đã ghi nhận có mặt ở Việt Nam./.

Trần Tú- Phòng KH&HTQT


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập