29/10/2021
Bảo tồn, phát triển loài Thiết sam tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
Lượt xem: 805
Vườn quốc gia Hoàng Liên có nhiều ngọn núi cao trên 1.500m, đặc biệt có đỉnh Phan Si Păng được mệnh danh là
nóc nhà Đông Dương (3.143m), nơi đây lưu giữ nguồn tài
nguyên thực vật vô cùng phong phú, đa dạng
với 2.847 loài thuộc 229 họ. VQG Hoàng
Liên được Quỹ môi trường toàn cầu xếp
vào loại A, mức cao nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam; Năm 2003, Vườn được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Thiết sam (Tsuga dumosa (D.Don) Eichler),
là loài cây gỗ lớn cao từ 20 đến 25m và đặc biệt đến 40m. Đường kính ngang ngực
thường là 40 đến 50 cm (16 đến 20 năm), nhưng có thể được vượt quá
100 cm, trong Danh lục đỏ quốc tế (IUCN) được xếp vào mức độ ít quan tâm
(LC), Sách đỏ Việt Nam 2010 xếp ở mức độ
Hiếm (R). Gỗ cây có màu vàng nâu với một cấu trúc tinh tế và vân thẳng, được
dùng để đóng các đồ nội thất.
Những năm trước đây, Thiết sam bị săn lùng khai thác một cách triệt để dẫn đến số lượng
loài bị sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài ra,
cây
Thiết sam nhỏ còn bị khai thác
làm cây cảnh đã làm ảnh hưởng đến khả năng bảo tồn, phát triển loài cây này
trong tự nhiên.
Kết
quả điều
tra sơ bộ của VQG Hoàng Liên cho
thấy hiện còn một vài quần thể phân bố rải rác ở độ cao 2,200-2,800m tại các xã Hoàng Liên, Bản Khoang (thị xã Sa Pa), đồng
thời
tái sinh tự nhiên của loài này kém nên vấn đề bảo tồn loài này là rất cần thiết.


Nhân giống Thiết sam bằng phương pháp gieo hạt
Hiện
nay, VQG Hoàng Liên đang thực hiện xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển
loài Thiết sam, bước đầu đã thu thập và nhân giống được 500 cây con
bằng phương pháp gieo hạt. Đồng
thời tiếp tục điều tra, thu thập các thông tin để xác định hiện
trạng, phân bố và các mối đe dọa đến loài, quần thể,... từ đó đưa ra những biện pháp bảo tồn và phát triển loài phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Các hoạt động này góp phần thiết thực nâng cao năng lực quản lý bảo tồn cho
cán bộ của VQG Hoàng Liên và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo
tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn loài Thiết sam nói riêng./.
Nguyễn Thái - Phòng Khoa học và HTQT