Đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên
Lượt xem: 5018

TÍNH ĐA DẠNG CHUNG

I. VỀ HỆ THỰC VẬT

1. SỰ ĐA DẠNG CỦA TOÀN KHU HỆ THỰC VẬT

Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, nó có giá trị to lớn đối với nền kinh tế cũng như an ninh quốc phòng của đất nước và đặc biệt là bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái, ổn định các nguồn nước tự nhiên. Rừng được coi là lá phổi xanh của nhân loại. Tuy nhiên, do nhiều lý do với những nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học nói chung và tài nguyên sinh vật nói riêng ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.
 
Vườn Quốc gia Hoàng Liên có tổng diện tích 28.509ha, nằm trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Sa Pa (Lao Chải, Tả Van, San Sả Hồ, Bản Hồ) của tỉnh Lào Cai và 02 xã (Phúc Khoa và Trung Đồng) huyện Tân Uyên của tỉnh Lai Châu. Đây là một trong những Vườn Quốc gia có nhiều nét khác biệt so với các Vườn Quốc gia khác trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Đó là nơi giao lưu của hai tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao. Về địa hình, đây là nơi có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn và chia cắt mạnh. Qua các kỳ tạo sơn đã hình thành hệ thống các đỉnh núi cao trên 1.000m, trong đó có đỉnh Fansipan cao 3.143m được ví như “nóc nhà” của ĐôngDương.

Với những nét đặc thù về khí hậu, thời tiết, địa hình của Hoàng Liên, đã hình thành tại nơi đây hệ động – thực vật vô cùng phong phú. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật vào bậc nhất của Việt Nam, đặt biệt là hệ thực vật rừng. Thực vật là thành phần quan trọng nhất trong hệ sinh thái rừng. Nó không chỉ phản ảnh mức độ phong phú về đa dạng sinh học của nguồn gen cây rừng, mà còn quyết định tính đa dạng của rừng, giá trị khoa học, giá trị cảnh quan môi trường, nguồn lợi kinh tế nói chung.

2. SỰ ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI.

 Qua điều tra trên tuyến điển hình và kết quả giám định lập danh lục thu được, hiện VQG Hoàng Liên có 2.847 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 1.064 chi của 229họ, trong 6 ngành thực vật. Cụ thể như sau:

TT

Tên ngành thực vật

Số họ TV

Số chi TV

Số loài TV

1.   

Khuyết lá thông (Psilotophyta)

1

1

1

2.   

Thông đất (Lycopodiophyta)

2

3

20

3.   

Mộc tặc (Equisetophyta)

1

1

2

4.   

Dương xỉ (Polypodiophyta)

27

108

401

5.   

Hạt trần (Pinophyta)

7

15

24

6.   

Hạt kín (Magnoliophyta)

191

936

2.389

Tổng cộng

229

1.064

2.847

 (Chi tiết xem danh lục thực vật kèm theo).

2. ĐA DẠNG VỀ CÔNG DỤNG                      


Bằng các tài liệu khoa học, chúng tôi tra cứu sắp xếp các loài cây theo công dụng phổ biến của chúng theo mục đích sử dụng. Kết quả đượcchúng tôi sắp xếp như sau:

Bảng các nhóm công dụng của thực vật Hoàng Liên

                                 

TT

Công dụng

Số loài

Cây điển hình

1

Làm thuốc

913 (32,1%)

Ba kích, Thảo quả, Sa nhân, Hoàng liên gai, Hoàng liên chân gà, Tam thất hoang...

2

Lấy gỗ

555 (19,5%)

Pơ mu, Giổi xanh, Giổi đen, Giổi găng, Re hương, Dẻ gai, Dẻ xanh, Vối thuốc,…

3

Cây cảnh

375loài (13,2%)

Đỗ quyên, Hoa chuông, Vân sam, Kim giao, Thông tre, Trúc tăm, các loại Phong lan, Tổ điểu…

4

Làm rau ăn

150

(5,3%)

Rau dớn, Thu hải đường, Chân chim,  Chuối rừng, Măng sặt, Bồ công anh,…

5

Lấy quả

71

(2.5%)

Hồng bì, Dâu da đất, Dâu da xoan, Dứa, Côm, Nhội, Sung, Vả,…

6

Cho nhựa

51

(1,8%)

7

Cho tanin

45

(1,6%)

Trâm, Sim, Chè lông, Củ nâu, Vối thuốc, Lọng bàng, Sổ núi, cây Chè,…

8

Cho tinh dầu

48

 (1,7%)

Pơ mu, Vù hương, các loài Re, Hương bài, Hương nhu, Màng tang, Trầm, Sả...

9

Cho nhựa dầu, sáp

31

(1,1%)

Trẩu, Mắc niễng, Đại hái, Sến, Sở, Lai; Trám trắng,  Sơn ta, Sơn quéo, Nhựa ruồi,…

10

Vật liệu đan

28

(1%)

Đay, Dướng,…

11

Cho sợi, dây buộc

28

(1%)

Hu đay, Gai rừng, Sảng, Trôm mỏ,…

12

Làm phân xanh

25

(0,9%)

Cỏ lào tía, cỏ lào,...

13

Lấy củ

20

(0,7%)

Củ mài, Hoàng tinh, nghệ, …

14

Lá lợp nhà

11

(0,4%)

Tre hoá, Tre lộc ngộc, Nứa, Bương, Mai, Trúc, Vầu, Cọ, Đoác, Đùng đình, Cỏ tranh,…

15

Cây nhuộm

11

(0,4%)

Chàm,  Củ nâu, Hoàng đằng, Vang, Nghệ, Cây Vang, Nghệ, Dành dành,…

16

Lấy bột

11

(0,4%)

Sắn dây, Sắn tầu, Củ cái, Củ từ, Củ mài, Dẻ gai, óc chó, Dây gắm, Củ nưa,...

Từ kết quả điều tra sử dụng chúng tôi tạm xếp công dụng các loài vào 16 nhóm công dụng chính, có loài chỉ tham gia một công dụng, nhưng cũng có một số loài có thể tham gia vào nhiều công dụng. Ngoài 16 nhóm công dụng chính nêu trên, còn một số cây chưa rõ công dụng hoặc có các công dụng khác chưa được điều tra như cây làm nước uống, cây diệt côn trùng, cây làm thức ăn cho động vật, gia súc,...

3. ĐA DẠNG CÁC LOÀI QUÝ HIẾM

Cấp tiêu chuẩn đánh giá mức độ quý hiếmcủa các loài động thực vật của tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) đề ra:

           

Cấp E

Rất nguy cấp

Chữ tiếng Anh là

Endangered

Cấp V

Nguy cấp

-

Vulnerable

Cấp R

Hiếm

-

Rare

Cấp T

Bị đe doạ

-

Threatened

Cấp O

Thoát hiểm

-

Out off danger

- Dựavào tiêu chuẩn sử dụng xác định cây trong sách đỏ Việt Nam:

           

Cấp E

Rất nguy cấp

Chữ tiếng Anh là

Endangered

Cấp V

Nguy cấp

-

Vulnerable

Cấp R

Hiếm

-

Rare

Cấp T

Bị đe doạ

-

Threatened

Cấp K

Biết chưa rõ

-

Suppciently Known

·  Các loài thực vật quýhiếm khu vực VQG Hoàng Liên: Căn cứ vào danh lục thực vật đã điều tra được ở khu vực nghiên cứu và các tài liệu nêu trên, chúng tôi tiếnhành thống kê những loài thực vật quý hiếm cho khu vực.

Có 149 loài cây quý hiếm trong tổng số 2.847 loài, chiếm 5,2% số loài cây của khu vực nghiên cứu. Trong đó: Số loài thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt nam là 133 loài, còn 32 loài thuộc nhóm có nguy cơ bị diệt vong trên phạm vi thế giới.

Các loài thực vật quí hiếm đã được nêu trong danh sách trên, ở VQG Hoàng Liên chúng đều trong tình trạng ít gặp và cần phải được bảo vệ.

Dựa vào sách đỏ Việt nam

- Dựa vào sách đỏ thế giới

- Căn cứ vào danh sách cây trong nhóm IA,IIA ban hành kèm theo nghị định 18 HĐBT ngày 17/2/1992 và nghị định 48/2002 NĐ-CP ngày 22/4/2002 của chính phủ ban hành bổ xung cho nghị định 18.

- Dựa vào 5 cấp tiêu chuẩn đánh giá mức độ quý hiếm của các loài động thực vật của tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (I.U.C.N) đề ra:

            Cấp E-             Rất nguy cấp                Chữ tiếng Anh là           Endangered

Cấp V-              Nguycấp                                  -                       Vulnerable

Cấp R - Hiếm                                         -                       Race    

Cấp  T-         Bị đe doạ                         -                       Threatened

Cấp O -             Thoáthiểm                                -                       Out off danger 

+Dựa vào tiêu chuẩn sử dụng xác định cây trong sách đỏ Việt Nam:

            CấpE -             Rất nguy cấp       Chữ tiếng Anh là: Endangered

CấpV-              Nguy cấp                      -                       Vulnerable

CấpR - Hiếm                             -                       Race    

CấpT -          Bị đe doạ           -                       Threatened

Cấp K -             Biết chưa rõ                 -                   Isuppciently knoun

            + Căn cứ vào danh lục thực vật đã điều tra được ở khu vực nghiên cứu, tiến hành xác định những loài thực vật quý hiếm cho khu vực. Sau đây là danh sách các loài quý hiếm :

Bảng 7                         Thực vật quý hiếm khu vực VQG Hoàng Liên

TT

Tên la tinh

Họ TV

Tên Việt Nam

48

18

VN

TG

1

Abies delavayi Franch. var nukiangensis (W..C Cheng et L.K. Fu) Farjon et Silba

Pinaceae

Vân sam hoàng liên

48

18

R

2

Acanthopanax trifoliatus (L) Merr

Araliaceae

Ngũ gia bì gai

T

3

Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss var setosus Li. V

Araliaceae

Ngũ gia bì

V

4

Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss var trifoliatus. T

Araliaceae

Ngũ gia bì

V

5

Aconitum fortunei Hemsl (E )

Ranunculaceae

Ô đầu

E

6

Actinodaphne eliptibacca Kosterm. (T)

Lauraceae

Bộp trái bầu dục

T

tg

7

Adinandra megaphylla Hu (T)

Theaceae

Súm lá to

T

8

Aesculus assamica Griff (E)

Hippocastanaceae

Kẹn

E

tg

9

Alniphyllum egerhardtii Guilaumin (R)

Styracaceae

Bồ đề xanh

R

10

Altingia chinensis (Benth.) Oliv  ex Hance(R)

Altingiaceae

Tô hạp TQ

R

11

Amentotaxus agrotaenia (Hance.) Pilg

Taxaceae

Dẻ tùng

48

18

R

tg

12

Amentotaxus yunnanensis H.L.Li (R)

Taxaceae

Sam bông vân nam

R

tg

13

Amesiodendron chinensis (Merr.)Hu

Sapindaceae

Trường sâng

KK

tg

14

Anamocarya sinensis (Dode) Leroy

Juglandaceae

Chò đãi

V

tg

15

Anoectochilus  chapaensis Gagnep. (R)

Orchidaceae

Kim tuyến sa pa

48

R

16

Anoectochilus  setaceus Blume  (E)

Orchidaceae

Kim tuyến lông

48

E

17

Aquilaria crassna Pierre (V)

Thymelaeaceae

Trầm

48b

18

V

tg

18

Archangiopteris subintegia Hayata

Angiopteridaceae

Móng ngựa sa pa

R

19

Archangiopteris subintegra Hayata (R )

Marattiaceae 

Cổ hiển Nguyên

R

20

Ardisia mamillata Hance (T)

Myrsinaceae

Lá khôi, lưỡi cọp đỏ

T

21

Ardisia silvestrisPit (R)

Myrsinaceae

Lá khôi tía

R

22

Asarum balansae Franch (R)

Aristolochiaceae

Tế tân

48

E

23

Asarum candigerum Hance.

Aristolochiaceae

Thổ tế tân

V

24

Asarum glabrum Merr. (R)

Aristolochiaceae

Trầu tiên, hoa tiên

R

25

Asarum maximum Hemsl (R)

Aristolochiaceae

Trầu tiên, hoa tiên

R

26

Asarum petelotii A.C.Sm. (R)

Aristolochiaceae

Tế tân

R

27

Asarum reticulatum Merr. (R)

Aristolochiaceae

Hoa tiên

R

28

Berberis junlianae Schneid(E)

Berberidaceae

Hoàng liên gai*

48

18

E

29

Berberis Wallichiana DC. (E)

Berberidaceae

Hoàng liên ba gai

48

E

30

Bretschneidera sinensis Hemsl.(T)

Bretschneideraceae

Chuông đài

T

31

Buddleja macrostachya Benth.. (R)

Buddlejaceae

Búp lệ chùm nho

R

32

Calocedrus macrolepis Kurz

Cupressaceae

Bách xanh

48b

18

E

tg

33

Caulokaempferia petelotii (Gagnep.) K.larsen (T)

zingiberaceae

Trúc thiên liền

T

34

Cephalophilum nepalense (Meisn) Tzvel,.(V)

Polygonaceae

Nghể cánh

V

35

Cephalophilum palmatum (Dunn) Borod-Grab (T)

Polygonaceae

Nghể chân vịt

T

36

Chukrrasia  tabularis A.Juss (R)

Meliaceae

Lát hoa

18

R

37

Cibotium  barometz (Linn) J.Sm (V)

Dicksoniaceae

Lông cu li

V

38

Cinnamomum  ililcioides A.Chev

Lauraceae

Re gừng

48b

T

39

Cinnamomum  iners Reinw

Lauraceae

Re hương

48b

T

40

Cinnamomum balansae Lec.

Lauraceae

Vù hương

48b

18

E

tg

41

Cleidiocarpon laurinum Airy-Shaw

Euphorbiaceae

Đen lá rộng

R

tg

42

Codonopsis javanica (Blume.)Hook.

Campanulaceae

Đảng sâm

48b

18

E

43

Coptis chinensis Franch (E)

Ranunculaceae

Hoàng liên TQ

48

E

44

Coptis quinquesecta W.T Wang (E)

Ranunculaceae

Hoàng liên chân gà

48

18

E

45

Craibiodendrron stellatum (Pierre)W.W. Smith

Ericaceae

Rán mật

KK

tg

46

Craigia yunnanensis W.W.Sm et W.E Evans

Sterculiaceae

Cây gia

KK

tg

47

Cryptomeria japonica D.Don

Taxodiaceae

Liễu sam

T

48

Cycas pectinata Griff

Cycadaceae

Thiên tuế

V

49

Cycas revoluta Thumb

Cycadaceae

Vạn tuế

V

50

Cycas sp

Cycadaceae

Sơn tuế

V

51

Dendrobium  nobile Linndl (E)

Orchidaceae

Hoàng thảo, thạch hộc

48b

18

E

52

Dendrobium  wardianum  R.Warner. (R)

Orchidaceae

Hoàng thảo đốm tím

R

53

Deutzianthus tonkienensis (K)

Euphorbiaceae

Mọ

KK

tg

54

Deutzianthus tonkienensis (K)

Euphorbiaceae

Mọ

KK

55

Dipsacus japonicus Miq. (V)

Dipsaceae

Tục đoạn

V

56

Disporopis longifolia craib

Convallariaceae

Hoàng tinh(E)

48b

18

E

57

Elaeocarpus  apiculatus Gagnep

Elaeocarpaceae

Côm lá bàng

KK

tg

58

Elsholtzia penduliflora W.W.Smith(R)

Lamiaceae

Kinh giới rủ

R

59

Enicosanthellum petelotii(Merr.)Ban (R)

Annonaceae

Nhọc khớp

R

60

Enicosanthellum plagioneurum(Diels.)Ban (R)

Annonaceae

Nhọc trái lá thuôn

R

61

Epimedium macranthum Mor. (V)

Berberidaceae

Dâm dương hoắc

V

63

Fagus longipetiolata Seem

Fagaceae

Dẻ lá rụng

R

64

Falollopia multiflora (Thunb.) Haraldson

Polygonaceae

Hà thủ ô đỏ

V

65

Fibraurea tinctoria Lour*(E)

Menispermaceae

Hoàng đằng

48

18

E

66

Fokienia hodginsii(Dunn.)A.Henry et Thomas(T)

Cupressaceae

P mu

18

T

67

Fraxinus chinensis Roxb

Oleaceae

Trần tầu

R

68

Garcinia fagraeoides Achev. (V)

Clusiaceae

Trai lý

48b

18

E

tg

69

Geranium nepalensis Sweet

Geraniaceae

Mỏ hạc

R

70

Goniothalamus yunnanensis Wang

Annonaceae

Giác đế vân nam

KK

tg

71

Haloragis Micrantha (Thund) R.Br. ( R)

Haloragaceae

Hung thảo hoa nhỏ

R

72

Helicia grandifolia Lecomte L (R)

Proteaceae

Mạ sưa lá to

KK

tg

73

Hernandia brilletti Steenis (K0

Bigoniaceae

Đinh thối

K

75

Hopea chinensis

Dipterocarpaceae

Sao mặt quỷ

KK

76

Hopea mollissima (V)

Dipterocarpaceae

Táu mặt quỷ

V

tg

77

Hydnocarpus  hainanensis (Merr) Sleum

Kygelariaceae

Chùm bao

KK

tg

78

Illicium  tsaii A.C Smith

Illiciaceae

Hồi núi Cao

R

79

Isoetes coromandeliana L.

Isoetaceae

Thuỷ phi

T

80

Itoa orientalis Hemsl.(R)

Flacoutiaceae

Cườm đỏ

R

81

Ixonanthes chinensis Champ

Linnaceae

Hà nu

KK

tg

82

Juglans regia L

Juglandaceae

óc chó

V

83

Kinostemon ornatum (Hemls) Kudo. (T)

Lamiaceae

Hoa ki nô

T

84

Laportea urentissima Gagnep

Urticaceae

Lá han vôi

KK

tg

85

Liparis petelotii Gagnep. (R)

Orchidaceae

Nhãn diệp pêtêlô

R

86

Liriodendron chinense (Hemsl.)Sarg.

Magnoliaceae

Giổi lá xẻ

T

tg

87

Liriodendron chinense (Hemsl.)Sarg.

Magnoliaceae

Giổi lá xẻ

T

88

Machilus gradifolia S.K.Lee et F.N.Wei.

Lauraceae

Kháo vàng lá to

R

89

Madhuca pasquieri H.J.Lamb (V)

Sapotaceae

Sến mật

18

V

tg

90

Madhuca pierrei (Will) H.Jlam (V)

Sapotaceae

Sến mật lá mềm

T

91

Mahonia japonica (thunb) DC.(V)

Berberidaceae

Hoàng liên ô rô

V

92

Manglietia fordiana (Hemls) Oliv. (V)

Magnoliaceae

Vàng tâm

V

93

Meliantha  suavis Pierre

Opiliaceae

Rau sắng

T

94

Michelia aenea Danny

Magnoliaceae

Sứ đồng

KK

tg

95

Michelia odora

Magnoliaceae

Giổi đen

KK

tg

96

Morinda  officinalis How (K)

Rubiaceae

Ba kích

18

K

97

Nageia wallichianus (Presl.)Kuntz

Podocaarpaceae

Kim giao

V

98

Nervilia fordii  (E)

Orchidaceae

Lan một lá

48

E

99

Pallopia multiflora (Thumb) Haraldson (E)

Polygonaceae

Hà thủ ô đỏ

E

100

Panax bipinnatifidus Seem (E(

Araliaceae

Tam thất hoang

48

18

E

101

Panax pseudogingseng Wall. (E)

Araliaceae

Tam thất

E

102

Panax stipuleanatus Tsali et Feng (E)

Araliaceae

Tam thất hoang

E

103

Paphiopedilum henryanum Braem (E)

Orchidaceae

Lan hài

48

E

104

Parashorea chinensis Wang Hsie (T)

Dipterocarpaceae

Chò chỉ

T

tg

105

Petrosavia sinii (K.Krause.) Gagnep. (T)

Melanthiaceae

Võ điệp liên

T

106

Phoebe poilanei Kosterm.

Lauraceae

Sụ lá dài

T

tg

107

Phoebe poilanei Kosterm.

Lauraceae

Sụ lá dài

T

108

Plantanus kerrii Gagnep.

Plantanaceae

Chò nước

T

109

Podocarpus nerifolius D.Don (E)

Podocaarpaceae

Thông tre

18

E

110

Podocarpus pilgeri Foxw.

Podocaarpaceae

Thông tre lá ngắn

R

111

Podophyllum tonkinensis Gagnep. (R)

Berberidaceae

Bát giác liên

R

112

Polyalthia plagioneura Diels (R)

Annonaceae

Nhọc lá dài

V

tg

113

Polygonatum kingianum collett et Hemsl (V)

Convallariaceae

Hoàng tinh hoa đỏ

48b

18

E

114

Polygonatum multiflorum (L.) All.(K)

Convallariaceae

Hoàng tinh nhiều hoa

K

115

Polygonum palmatum Dunn (E)

Polygonaceae

Nghể năm thuỳ

E

116

Primula chapaensis Gagnep (T)

Primunaceae

Hồng đất,báo xuân

T

117

Primula chpaensis Gagnep. (R)

Primunaceae

Anh thảo sa pa

R

118

Psilotum nudum (L.) Griseb

Psilotaceae

Khuyết lá thông

K

119

Randia henryi C. Pritz (T)

Rubiaceae

Găng hen ry

T

120

Rauwolfia latifrons Tsiang (V)

Apocynaceae

Ba gạc lá to

V

121

Rauwolfia verticillata (Lour.) Baill (T)

Apocynaceae

Ba gạc VN

T

122

Rehderodendron macrocarpum Hu

Styracaceae

Dị hương trái to

KK

tg

123

Reineckea carnea (Andr.) Kunth. (R)

Convallariaceae

Cây Sốt rét

R

124

Reynoortia japonica Houtt (R)

Polygonaceae

Cốt khí củ

R

125

Rhadermachera yunnanensis (K)

Bigoniaceae

Đinh vân nam

K

126

Rhamnoneuron balansae(Dracke) Gilg (V)

Thymelaeaceae

V

127

Rhodoleia championii Hook.

Rhodoleiaceae

V

128

Rhoiptelea chiliantha Diels et Hand-Mazz

Rhoipteleaceae

Cây Đuôi ngựa (T)

T

129

Sargentodoxa cuneata (Oliv) Rehd et Vill (K)

Sargentodoxaceae

Huyết đằng

K

130

Sasa japonica (Sieb et Zucae) Makina (T)

Bambusaceae

Trúc đũa

T

131

Schefflera chapana Harms

Araliaceae

Chân chim sa pa

KK

tg

132

Schefflera palmiformis

Araliaceae

Chân chim cọ

KK

tg

133

Schefflera palmiformis

Araliaceae

Chân chim cọ

KK

134

Sedum sarmentosum Bunge. (E)

Crassulaceae

Phây đi

E

135

Smilax  glabra Wall et Roxb (V)

Smilacceae

Thổ phục linh

V

136

Smilax elegantissima Gagnep.  (R)

Smilacceae

Cẩm cang nhiều tán

R

137

Smilax peteloti T. Koyama  (T)

Smilacceae

Cậm cang

T

138

Stephania  brachyandra Diels.(E)

Menispermaceae

Bình vôi nhị ngắn

48b

18

E

139

Stephania  cepharantha Hayata*(E)

Menispermaceae

Củ bình vôi

48b

18

E

140

Stephania  dielsiana C.Y.Wu (E)

Menispermaceae

Củ dòm

48b

18

E

141

Stephania  rotunda Lour (E)

Menispermaceae

Củ bình vôi

48b

18

E

142

Taxus wallichianus Zucc. (R)

Taxaceae

Sam hạt đỏ lá dài

R

tg

143

Tetrapanax papyriferus (Hook) C..Koch (V)

Araliaceae

Thông thảo

V

144

Thalictrum foliolosum DC   (V)

Ranunculaceae

Thổ hoàng liên

V

145

Thalictrum ichangense lecoyer ex Oliv. (R)

Ranunculaceae

Thổ hoàng liên TQ

R

146

Torricellia angulata Oliv var imntermedia (Harms) Hu

Toricelliaceae

Tô sơn sáu cạnh

R

147

Tsoongiodendron odorum Chun(V)

Magnoliaceae

Giổi thơm, G.lông

V

148

Tsuga dumosa (D.Don) Eichler.

Pinaceae

Thiết sam

R

149

Valeriana hardvickii Wall. (R)

Valerianaceae

Nữ Lang

R

Bảng 8             Các loài cây có tên trong sách đỏ thế giới

 nhưng không có tên trong sách đỏ VN

TT

Tên loài cây

Tên Họ

Tên VN

1

Amesiodendron chinensis (Merr.)Hu

Sapindaceae

Trường sâng

2

Craibiodendrron stellatum (Pierre)W.W. Smith

Ericaceae

Rán mật

3

Craigia yunnanensis W.W.Sm et W.E Evans

Sterculiaceae

Cây gia

4

Deutzianthus tonkienensis

Euphorbiaceae

Mọ

5

Elaeocarpus  apiculatus Gagnep

Elaeocarpaceae

Côm lá bàng

6

Goniothalamus yunnanensis Wang

Annonaceae

Giác đế vân nam

7

Helicia grandifolia Lecomte L (R)

Proteaceae

Mạ sưa lá to

8

Hopea chinensis

Dipterocarpaceae

Sao mặt quỷ

9

Hydnocarpus  hainanensis (Merr) Sleum

Kygelariaceae

Chùm bao

10

Ixonanthes chinensis Champ

Linnaceae

Hà nu

11

Laportea urentissima Gagnep

Urticaceae

Lá han vôi

12

Michelia aenea Danny

Magnoliaceae

Sứ đồng

13

Michelia odora

Magnoliaceae

Giổi đen

14

Rehderodendron macrocarpum Hu

Styracaceae

Dị hương trái to

15

Schefflera chapana Harms

Araliaceae

Chân chim sa pa

16

Schefflera palmiformis

Araliaceae

Chân chim cọ

4. Đa dạng nguồn thực vật đặc hữu 

·             Các loài Phong lan: Trong tổng số 167 loài Phong lan hiện có, trong đó có nhiều loài quýhiếm đủ để ta có thể khẳng định không nơi nào ở Việt Nam có nguồn gen Phong lantự nhiên phong phú như ở VQG Hoàng Liên. 

·             Các loài Đỗ quyên: Với 30 loài Đỗ quyên, đó là: Đỗ quyênhoa đỏ, Đỗ quyên hoa chuông có màu hồng thẫm, đến các gam màu của Đỗ quyên hoaphớt hồng, Đỗ quyên hoa phớt tím, Đỗ quyên hoa hồng, Đỗ quyên hoa trắng, Đỗquyên ly, Đỗ quyên lưu huỳnh,.. Đặc biệt có Đỗ quyên hoa vàng Sa Pa (Rhododendron chapaenses P.Dop)rất đặc thù: Loài Đỗ quyên này khácvới các loài Đỗ quyên khác là không mọc ở đất, mà sống phụ sinh trên các chạc,cành các cây gỗ cổ thụ to, nhiều rêu, cùng các loài Hạt bí, Tai chuột, Lưỡi ráncùng sống phụ sinh.  Hoa có màu vàng rấtđẹp, mùa hoa thường bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài đến tháng 4 hàng năm.

·             Các loài cây dược liệu: Vớicác loài cây dược liệu như: Tam thất, Tam thất hoang, Đỗ trọng, Hoàng liên ô rô,Hoàng liên chân gà, Hoàng liên gai, Thổ Hoàng liên, Dâm dương hoắc là những câythuốc không nơi nào có. Ngoài ra: Trầu một lá, Quán chúng, Lan một lá, Lan Kimtuyến, Lan hài, Củ Dòm, Bình vôi, Hoàng tinh,... là những cây thuốc quý nhiềunơi có nhưng đã cạn kiệt nay ở Sa Pa đang còn và cần bảo vệ.

·             Các loài cây đượcmang tên Sa Pa

Vinhdự cho VQG Hoàng Liên là có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã phânloại, đặt tên cho cây và lấy ngay địa danh Sa Pa và Phan Si Pan làm tên cây. Có 36 loài của 22 họ thực vật mangtên Sa Pa và Phan Si Pan đi khắp thế giới và trong đó có nhiều loài đặc hữu củaSa Pa mà các nơi khác không có.

TT

Tên Họ

Tên Loài

Tên Việt nam

1

Acanthaceae

Staurogyne chapaensis R. Ben

Nhuỵ thập Sa Pa

2

Aceraceae

Acer chapaense Gagnep.

Thích Sa Pa

3

Aceraceae

Acer campbellii Hook.f.et Thom. var. fancipanensis Gagnep.

Thích Phan si păng

4

Aquifouaceae

Ilex chapaensis Merr

Bùi sa pa

5

Araliaceae

Aralia chapaenense Bui

Cuồng cuồng sa pa

6

Araliaceae

Schefflera chapana Harms

Chân chim sa pa

7

Asteraceae

Ainsliaea chapaensis Merr

Anh lệ sa pa

8

Balsaminaceae

Impatiens chapaensis Tardieu

Móng tai sa pa

9

Begoniaceae

Begonia chapaensis Irmscher

Thu hải đường sapa

10

Clethraceae

Clethra chapaense pham Hoang

Liệt tra sa pa

11

Dryopteridaceae

Dryopteris chapaensis C.Chr et Ching

Mộc xỉ sa pa

12

Ericaceae

Enkyanthus chapaensis Dop

Trợ hoa sa pa

13

Ericaceae

Lyonia chapaensis (Dop) Merr

Cà di sa pa

14

Ericaceae

Vaccinium chapaensis Merr

Sơn châm sa pa

15

Fagaceae

Castanopsis  chapaensis Luong

Dẻ gai sa pa

16

Fagaceae

Quercus chapaensis Hickel et A.Camus

Dẻ cau sa pa

17

Fagaceae

Castanopsis fancipanensis A.Camus

Dẻ gai phan xipăng

18

Lamiaceae

Gomphostema chapaensis Doan

Đinh hùng sa pa

19

Lardizabalaceae

Holboellia chapaensis Gagnep.

Hòn bo sa pa

20

Menispermaceae

Cyclea fansipanensis Gagnep.

Sâm phan si păng

21

Moraceae

Ficus chapaensis Gagnep.

Sung sa pa

22

Orchidaceae

Anoectochilus  chapaensis Gagnep. (R)

Kim tuyến sa pa

23

Orchidaceae

Cleisostona chapaensis (Guilaumin) Garay

Mật khẩu sa pa

24

Orchidaceae

Epigoneium chapaense Gagnep.

Thương duyên sapa

25

Orchidaceae

Liparis chapaensis Gagnep.

Nhãn diệp sa pa

26

Orchidaceae

Peristylus chapaensis (Gagnep.) Seident

Chu thư sa pa

27

Orchidaceae

Tainia chapaensis Gagnep.

Lan tài sa pa

28

Polypodiaceae

Lepisorus chapaensis C.Chr. et Tardieu

Quần lân sa pa

29

Polypodiaceae

Neocheiropteris chapaensis Tu

Tân bức dực sa pa

30

Polypodiaceae

Lepisorus chapaensis C.Chr. et Tardieu

Quần lân sa pa

31

Primunaceae

Primula chpaensis Gagnep. (R)

Anh thảo sa pa

32

Ranunculaceae

Anemone chapeensis Gagnep.

Phong quỳ sa pa

33

Rosaceae

Rubus chapaensis Hiep et Yakovl

Ngấy Sa pa

34

Smilacceae

Smilax  chapaensis Gagnep.

Kim cang sapa

35

Urticaceae

Pellionia chapaensis Gagnep.

Phu lệ sa pa

36

Vitaceae

Tetrastigma chapaense Merr

Tứ thư sa pa

           

II. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THÚ ĐƯỢC GHI NHẬNTẠI VQG HOÀNG LIÊN

Với khí hậu mát và lạnh mang tính ôn hòa, nhiệtđộ tối cao bình quân không vượt quá 200C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dưới - 20C,và với nhiệt độ trung bình hàng năm 16 – 180C. Chính do các yếu tố khí hậu ôn hòa đã làm nềnmóng cho sự hình thành các hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó có sự  phong phú, đa dạng của các loài động vậthoang dã, mà các loài thú hoang dã là một bộ phận cấu thành tính đa dạng sinhvật trên dãy Hoàng Liên và vùng phụ cận.

Khu hệ động vật VQG Hoàng Liên cũng được điều tra bởi nhiều nhà khoa họccủa các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước. Đến nay đã thống kê được 555loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó 96 loài thú; 346 loài chim; 63loài bò sát và lưỡng thê 50 loài, đặc biệt có loài Ếch gai rất hiếm vừa đượcphát hiện. Cụ thể thành phần số bộ, họ, loài được phát hiện trong bảng dướiđây:

TT

Taxon

Sô bộ

Số họ

Số loài

1

Thú

9

27

96

2

Chim

16

52

346

3

Bò sát

2

9

63

4

Lưỡng cư

1

7

50

Tổng cộng

28

95

555

Trong số 555 loài động vật có xương sống đã được ghi nhận ở Hoàng Liên, có60 loài động vật quý, hiếm ghi trong Sách đỏ Viêt Nam (1992), 33 loài trongDanh lục đỏ IUCN/2004, 5 loài chim đặc hữu cho Việt Nam và 55 loài chim khácđặc hữu cho vùng núi cao của Hoàng Liên Sơn; Yếu tố đặc hữu còn cao hơn nữa đốivới khu hệ lưỡng thê (6 loài) và có thể nói VQG Hoàng Liên đang bảo tồn nguồngen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam và có thể được xem như điểm nóng vềđa dạng của nhóm động vật này.

            Tuy có tính đa dạng cao,nhưng do tình trạng nguồn lợi động vật nên nhiều loài đang bị đe dọa, trong đócó 7 loài gần như đã rơi vào tình trạng bị tiêu diệt ở Hoàng Liên như: Vượn đen(Nomasscus concolar), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Cheo cheo (Tragulus javanicus), Vooc bạc má (Trachypithecus). Những loài bò sát,lưỡng cư có giá trị thương mại hoặc dược liệu như: Các loài Rùa, Kỳ đà và cácloài Rắn hiện trở nên rất hiếm và cũng trong tình trạng bị đe dọa cao.

            Côn trùng: Bọ cánh cứng ăn lá có 89 loài, 40 giống và 9 phân họ Bọ cánhcứng. Kẹp kìm có 18 loài thuộc 7 giống, trong đó 4 loài chỉ tìm thấy ở HoàngLiên.

            Hoàng Liên có rất nhiềuloài bướm đẹp không những có giá trị bảo tồn, thương mại mà còn có giá trị thamquan du lịch và thẩm mỹ. Đã ghi nhận được 304 loài, thuộc 138 giống, 10 họ. Đâylà nơi duy nhất của Việt Nam có nhiều loài bướm chưa được tìm thấy ở các vùngmiền khác của đất nước. Chính vì vậy, Hoàng Liên là địa điểm quan trọng trongviệc bảo tồn các loài bướm đặc hữu như Bayasapolla, Papilio krishna cùng nhiều loài khác thuộc họ bướm xanh Lycaenidae (Chrysozephyrus spp và Neozephyrus spp)


Tài liệu tham khảo:

1. Kết quả Đề tài “Điều tra, đánh giá hệ thực vật và khảo sát khu hệ thú Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”

2. Phong lan Vườn Quốc gia Hoàng Liên

3. Đỗ quyên Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Một số hình ảnh đa dạng sinh học ở VQG Hoàng Liên

 

 

 

Đa dạng các loài bò sát lưỡng cư

 

 

 

 

 

 

 


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập