Vườn quốc gia Hoàng Liên: Tập huấn quản lý cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học ​
Lượt xem: 112

Trong 6 ngày, từ ngày 17 đến ngày 22/5/2025, Vườn quốc gia Hoàng Liên đã phối hợp với Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lớp tập huấn quản lý cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho 15 học viên.

anh tin bai

Quang cảnh lớp tập huấn

Tại lớp tập huấn, các học viên được chuyên gia giới thiệu về cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và quản lý cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học (ứng dụng QGIS trong quản lý dữ liệu, xử lý dữ liệu SMART và bẫy ảnh, quản lý thông tin các loài sử dụng mẫu GBIS), từ đó áp dụng xây dựng và quản lý dữ liệu đa dạng sinh học VQGHL trong tương lai.

Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học hiện là xu thế phát triển chung ở nhiều nước, do nhu cầu về số hóa dữ liệu phục vụ quá trình ra chính sách hoặc nghiên cứu. Ở Việt Nam hiện nay, xu hướng chung là thành lập và duy trì cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cấp quốc gia trong thời gian tới. Một số cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học lớn bao gồm GBIF (Global Biodiversity Information Facility), AmphibiaWeb (Cơ sở dữ liệu về Lưỡng cư), Avibase (Cơ sở dữ liệu về Chim) …

Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học sẽ giúp cho cán bộ Vườn quốc gia/Khu bảo tồn cập nhật dữ liệu về hiện trạng và xu hướng đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia/ Khu bảo tồn ở dạng biểu đồ, đồ thị, và bản đồ GIS dễ hiểu phục vụ việc xây dựng chiến lược quản lý; Giám sát hiện trạng đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia/ Khu bảo tồn thông qua việc xác định dữ liệu cho điều tra đa dạng sinh học trong NBDS và cập nhật chúng thường xuyên; Tùy chỉnh trang chủ của Vườn quốc gia/ Khu bảo tồn trong NBDS nhằm tối ưu hóa tính cập nhật của thông tin đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia/Khu bảo tồn.

Quản lý thông tin loài sử dụng dụng mẫu GBIF bằng cách truy cập: http://.gbif.org/. Do hiện nay chuẩn của GBIF được coi là chuẩn chung về cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, việc xây dựng các dữ liệu theo chuẩn này được coi là phù hợp hơn và hỗ trợ tốt cho việc tương thích về sau. Các file dữ liệu chính của GBIF đều đã được chuẩn hóa, nên người dùng chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen.

 

 
anh tin bai
anh tin bai


Hiển thị tra cứu dữ liệu về loài khu truy cập http://.gbif.org/(nguồn từ tài liệu tập huấn)

Bên cạnh đó, học viên được tìm hiểu về mô hình dữ liệu của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và ứng dụng GIS trong cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học. GIS là một hệ thống dựa vào máy tính để trợ giúp cho các công tác thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, chuyển đổi, và phân phối các dữ liệu và thông tin không gian. GIS được ứng dụng trong thực tiễn nhằm: Dự báo vùng dễ bị tác động bởi điều kiện thời tiết cực đoan: Lũ lụt, sạt lở đất, cháy rừng, xâm nhập mặn …; Phân vùng cảnh quan, đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp với thực tiễn; Dựa trên điều tra thực địa để đề xuất quy hoạch bảo tồn các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao; Tìm vùng phân bố tiềm năng của các loài quý hiếm; Đánh giá, xác định các khu vực có tiềm năng kinh tế phù hợp; Đánh giá thay đổi thảm phủ rừng qua các giai đoạn.

anh tin bai
 

 

  • Dữ liệu không gian: Nó ở đâu

    - Vườn quốc gia Sông Thanh, Quảng Nam

    - Tọa độ: 15.58314;107.61065

  • Dữ liệu thuộc tính: Nó là gì

          - Loài: Chà vá chân nâu

          - Tình trạng bảo tồn: Cực kỳ nguy cấp

          - Số lượng ghi nhận: 03 cá thể

          - Thời gian ghi nhận: 12/04/2024

 

 

 

- Bản đồ các ghi nhận

- Hiện trạng quần thể và phân bố

- Các khu vực ưu tiên bảo tồn

 

 

 

 

 

 


anh tin bai
 

Ứng dụng GIS trong cơ sở thông tin dữ liệu về loài Chà vá chân nâu ở VQG Sông Thanh (nguồn từ tài liệu tập huấn)

Đối với quản lý dữ liệu đa dạng sinh học, các học viên được thực hành ứng dụng QGIS - là một phần mềm GIS chạy được trên các hệ điều hành: Windows, Mac OS, Linux, và cả Android của điện thoại. Quản lý dữ liệu, đọc được nhiều định dạng dữ liệu, biên tập và xuất bản bản đồ, xuất nhập dữ liệu và phân tích không gian …; hỗ trợ xử lý dữ liệu; Định dạng dữ liệu; Tạo bản đồ và thao tác dữ liệu không gian; Tạo, chỉnh sửa và xuất dữ liệu cho người dùng.

Trên cơ sở kết quả thu thập dữ liệu từ thực địa qua các cuộc tuần tra do Kiểm lâm VQGHL thực hiện (từ tháng 4 - tháng 6 năm 2025), dữ liệu tuần tra được lưu và xuất từ SMART Mobile. Các file dữ liệu này có thể được chia sẻ trực tiếp thông qua USB, hoặc gửi qua mạng Internet như email, Zalo … và như vậy, các tổ nhóm tuần tra có thể báo cáo trực tiếp về đơn vị mà không cần về trực tiếp. Các file dữ liệu tuần tra SMART Mobile sẽ được nhập vào dữ liệu Trung tâm SMART của VQGHL để lưu trữ và quản lý bằng cách sử dụng các kỹ năng bản đồ - GIS.

anh tin bai

Thu thập dữ liệu tại thực địa

Thông qua tập huấn góp phần giúp học viên nắm bắt kỹ năng và sử dụng các ứng dụng trong quản lý cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học vào thực tế. Đây là cơ sở, tiền đề để triển khai áp dụng trên phạm vi VQGHL, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

                                                   Dương Lan – HKL Hoàng Liên


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập