Vườn
quốc gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai) được chọn là Trung tâm đa dạng các loài thực
vật trong Chương trình bảo tồn thực vật của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới
(IUCN). Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu
được xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam; đồng
thời, là 1 trong 4 vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam được công nhận là Vườn
di sản ASEAN từ năm 2003. Đến nay, VQG Hoàng Liên đã xác lập danh lục 2.847
loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.064 chi của 229 họ trong 6 ngành thực vật.


Thảm
thực vật và hệ thực vật VQG Hoàng Liên là một điển hình khá đầy đủ về sự phân
hóa theo đai cao. Do những tính chất đặc biệt của địa hình và khí hậu, thảm thực
vật và hệ thực vật khá phong phú mang nhiều nét đặc thù riêng. Ở đây tồn tại
các thành phần thực vật á nhiệt đới và ôn đới núi cao có sự xâm nhập khá rõ nét
của yếu tố nhiệt đới. Tuy nhiên, hiện nay thảm thực vật và hệ thực vật này đã bị
biến đổi so với trạng thái nguyên sinh của nó. Những trạng thái rừng nguyên
sinh hoặc ít bị tác động chỉ còn tồn tại trên những chỏm núi cao hiểm trở, chủ
yếu ở độ cao trên 2.400m hoặc những đám riêng biệt với diện tích nhỏ nằm rải
rác trong vùng.
Ẩn giấu trong VQG Hoàng Liên không chỉ là vương quốc hoa Đỗ quyên, kho tàng các loài cây thuốc quý Tây Bắc, mà còn là những thân cây cổ thụ đứng sừng sững được ví như “gã khổng lồ xanh”. Trên dãy núi Hoàng Liên trùng trùng, điệp điệp có những thân cây khổng lồ lên đến vài người ôm, chúng uốn éo tạo dáng trước nắng gió, hay vươn mình thẳng tắp vượt khỏi tán rừng xanh thẫm,như những vị thần rừng che chở, bảo vệ cuộc sống muông thú và con người.

Cây
Trâm ổi (Huodendron
tibeticum (Anthony) Rehd.)- cây Di sản Việt Nam có chu vi lên đến trên 400 cm;
đường kính 127,4
cm; chiều cao 35 m, ước gần 900 năm tuổi.
Trong
những năm qua, VQG Hoàng Liên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng đến người dân; tập trung thực hiện công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng,...
Vì vậy, thảm thực vật và hệ thực vật nơi đây ngày càng phong phú và đa dạng. Để
tiếp tục gìn giữ những tài nguyên vô giá này, rất cần các cấp, các ngành và
Nhân dân địa phương đồng sức, đồng lòng cùng vQG Hoàng Liên triển khai thực hiện
hiệu quả Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2030./.
Nguyễn Năm – TTGDMT&DVMT HL
Xin
giới thiệu bạn đọc hình ảnh “Những gã khổng lồ xanh” trên dãy núi Hoàng Liên.

Côm lá hẹp - Elaeocarpus angustifolius Blume



Vối thuốc - Schima
wallichii (DC.) Korth.
Pơ Mu - Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas


Chè cổ thụ
Dẻ fan-si-pan - C. phansipanensis A. Camus

Hồng Quang - Rhodoleia championii Hook. F


Thiết Sam- Tsuga dumosa (D.don) Eichler, 1887)

Vân SamFansipan (Sam lạnh)thuộc
chi Vân Sam (Abies), họ Thông (Pinaceae) và ngành Hạt Trần (Gymnospermea). Tên khoa
học Abies delavayi subsp. fansipanensis (Q.P.Xiang,
L.K.Fu & Nan Li) Rushforth, 1999.

Đỗ Quyên cành thô, họ Đỗ quyên (Ericaceae), Tên khoa học: Rhododendron basilicum Balf.
f. & W.W. Sm.


Đỗ quyên Quang trụ - Rhododendron Tanastylum
Balf.



Du khách leo núi dưới hàng cây cổ thụ trong VQG Hoàng
Liên