Nghiên cứu bảo tồn các loài lưỡng cư góp phần bảo tồn đa dạng sinh học
Vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên
tỉnh Lào Cai là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, với
hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng và mang nhiều nét riêng biệt, được Quỹ
Môi trường toàn cầu xếp vào loại A và được công nhận là Vườn di sản ASEAN năm
2003. Vì vậy, công tác nghiên cứu, bảo tồn các loài động, thực vật nói chung và
các loài lưỡng cư quý, hiếm nói riêng luôn được đơn vị quan tâm và đã thu được
nhiều kết quá đáng khích lệ.

Sinh cảnh tại 2000 m
Nam Kang Ho Tao
VQG Hoàng Liên có tổng diện tích vùng
lõi 28.498 ha (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10.449,8 ha; phân khu phục hồi sinh
thái 17.821,19 ha; phân khu hành chính dịch vụ 227,03 ha), diện tích vùng đệm 63.791
ha.
Trong bối cảnh nhiều loài lưỡng cư có chiều hướng suy
giảm; Hằng năm, VQG Hoàng Liên với nhiều
biện pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả đã bảo tồn và phát triển khu hệ lưỡng cư
(với 85 loài đã được ghi nhận) phân bố ở nhiều độ cao (lên tới 3.000m) và sinh
cảnh khác nhau trên đỉnh Fansipan.

Loài
Ếch cây sần hiếm gặp ghi nhận tại độ cao 2.200 m đỉnh núi Fansipan
Tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế và trong nước
như Hội động vật London (Anh), Bảo tàng quốc gia Úc, Chương trình Bảo tồn rùa
châu Á, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thực hiện nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu
về các loài lưỡng cư sinh sống. Qua đó đã đạt được các kết quả, bao gồm: (i) Hoàn thiện hiểu biết về thành phần loài, vùng phân bố của các loài lưỡng cư;
(ii) Nâng cao hiểu biết về sinh học, sinh thái làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo
tồn loài trong tương lai; (iii) Thực hiện các nghiên cứu dài hạn nhằm giám sát các bệnh truyền nhiễm ở lưỡng cư;
(iv) Nâng cao kỹ năng nghiên cứu thực địa về bảo tồn loài lưỡng cư cho cán bộ Vườn
quốc gia và người dân sống trong và gần rừng.
Tăng cường mở rộng hợp
tác quốc tế trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, điển hình trong khuôn khổ chương
trình hợp tác giai đoạn 2020–2021, VQG Hoàng Liên đã phối hợp với các đơn vị,
tổ chức trong và ngoài nước (tháng 9/2020) tiến hành điều tra khảo sát thực địa tại các địa điểm đã thiết lập từ
trước (núi Fansipan) và các khu vực mở rộng (núi Nam Kang Ho Tao). Kết quả ban
đầu đã ghi nhận 24 loài lưỡng cư tại hai khu vực và thu thập 107 mẫu bệnh phẩm
phục vụ cho việc giám sát dịch bệnh. Lần đầu tiên ghi nhận danh sách 20 loài
lưỡng cư tại núi Nam Kang Ho Tao, phía nam VQG Hoàng Liên.

Đoàn
khảo sát tại Nam Kang Ho Tao
Đặc biệt, kết quả
khảo sát đã ghi nhận thêm vùng phân bố mới của loài cóc nguy cấp, quí hiếm (cóc mày
Botsford - Leptobrachella botsfordi) ở độ cao khoảng 2.800m (đỉnh Nam
Kang Ho Taok - Lai Châu) thuộc VQG Hoàng Liên. Loài này trước đây chỉ biết đến
ở độ cao 2.600-2.800m gần đỉnh Fansipan và đã được Liên minh bảo tồn loài thế
giới đánh giá ở mức cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Kết quả này đã bổ
sung vào dữ liệu chung của VQG Hoàng Liên phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn
loài trong tương lai, mở
ra cơ hội mới cho sự tồn tại của loài.
Với sự ghi nhận và đánh giá cao về giá trị đa dạng của
các nhà khoa học đối với các loài lưỡng cư tại VQG Hoàng Liên là minh chứng khẳng
định tầm quan trọng của các hợp tác quốc tế về bảo tồn loài. Đồng thời làm cơ
sở quan trọng đối với công tác khảo sát tiếp theo trong tương lai nhằm hoàn
thiện mục tiêu đã đề ra trong chương trình hợp tác về nghiên cứu và bảo tồn
lưỡng cư ở VQG Hoàng Liên, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ đa dạng sinh
học xứng danh là Vườn di sản ASEAN./.
Trường Giang – Trung tâm Cứu hộ
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH KHẢO
SÁT THỰC ĐỊA:
Sinh cảnh tại 2600 m Phan Xi Păng

Sinh cảnh tại đỉnh Nam Kang Ho Tao

Ếch suối, Odorrana sp.1
Cóc mày sapa, Leptobrachium chapaense

Nhái cây sapa, Gacixalus sapaensis

Ếch bám đá, Amolops sp.

Cóc sừng, Megophrys sp.

Amolop SP
Ếch bám đá Sơn La (Amolops otorrum)

Chàng thái lan, Nanorana anae

Cóc sừng phanxipang, Megophrys fansipanensis

Bản đồ khu vực khảo sát thực địa

Đoàn công tác điều tra tại thực địa