Với mục tiêu chung bao gồm:
Phát triển đột phá về hạ tầng số: Phục vụ các hoạt động thiết yếu của xã hội trên môi trường số. Giúp người dân khai thác thông tin, thu hẹp khoảng cách đô thị và nông thôn.
Phát triển chính quyền số: Tích cực chuyển đổi số toàn diện trong hệ thống chính trị, nâng cao năng lực quản trị số, đưa cơ bản hoạt động của chính quyền lên môi trường số.
Phát triển kinh tế số: Thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư trong tỉnh, tạo động lực tăng trưởng mới dựa trên dữ liệu, công nghệ số.
Phát triển xã hội số: Phổ cập kỹ năng số trong xã hội, đặc biệt ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng yếu thế có cơ hội tiếp cận dịch vụ số, văn hoá số.
Mục tiêu cụ thể, Lào Cai đạt 100% cán bộ vận hành trạm truyền thanh cấp xã và cụm loa truyền thanh thôn bản, tổ dân phố được tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ; Phủ sóng phát thanh truyền hình tại các xã, phường và thị trấn đạt 100%; Cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, phổ cập kỹ năng số đạt 100% và 50% được bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số. Các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng được đào tạo, bổ sung kiến thức về kỹ năng số, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng. Đảm bảo 70% người dân được phổ cập về an toàn thông tin mạng, đặc biệt là trách nhiệm bảo vệ thông tin cơ quan, đơn vị và thông tin cá nhân. 50% lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được đào tạo về kỹ năng quản lý và ra quyết định trong môi trường số. Tổ chức ít nhất 01 diễn đàn trao đổi thông tin chuyển đổi số cấp tỉnh, 03 cấp ngành, cấp huyện. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Tích cực tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn thúc đẩy chuyển đổi số.
Về xây dựng thể chế, 100% hệ thống thông tin được ban hành quy chế đảm bảo an toàn thông tin (được lồng ghép vào quy chế quản lý, vận hành, đảm bảo an toàn thông tin). 90% các quy trình nội bộ trong cơ quan, đơn vị địa phương được ban hành. Quy trình giải quyết TTHC nội bộ giữa các cơ quan nhà nước đủ điều kiện được thiết lập trực tuyến. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo; hoàn thiện và ban hành chính sách, quy định về chuyển đổi số.
Về hạ tầng và dữ liệu số, 100% các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh phủ sóng di động 3G/4G; Thôn/ tổ phủ băng rộng cố định đạt 100%; Các hộ gia đình sử dụng mạng Internet băng rộng cấp quang; 85% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh sử dụng; 100% cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Lào Cai kết nối hạ tầng mạng băng thông rộng trên mạng của Chính phủ; 100% xã phường, thị trấn, thôn bản có Đài phát thanh và cụm loa phát thanh; 80% đơn vị cấp xã có hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ số. Hoàn thiện Trung tâm dữ liệu đáp ứng tiêu chuẩn cấp độ 3, Trung tâm giám sát, điều hành thông minh gắn với Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh.
Hạ tầng dịch vụ hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh chuyển đổi sang địa chỉ IPv6 đạt tỷ lệ 100%; 100% cơ quan được đầu tư đáp ứng điều kiện hạ tầng CNTT phục vụ triển khai ứng dụng CNTT; Cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện cập nhật CSDL chuyên ngành trên Kho dữ liệu dùng chung. Các chỉ tiêu thống kê (50% chỉ tiêu) của tỉnh được cung cấp phục vụ công tác chỉ đạo dưới dạng dữ liệu số, kết nối với hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Dữ liệu mở theo danh mục dữ liệu mở UBND tỉnh ban hành được cung cấp trên Cổng dữ liệu mở đạt 100%. Các cơ quan, đơn vị được số hoá, hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành trọng điểm, có sự kết nối chia sẻ dữ liệu đạt 80%.
Về chính quyền số, tỉnh Lào Cai đảm bảo tỷ lệ hồ sơ công việc trong các CQHCNN được xử lý trên môi trường mạng (đối với cấp tỉnh: 98%; cấp huyện: 95%; cấp xã: 96%); Báo cáo định kỳ được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh, kết nối với hệ thống báo cáo Quốc gia; Các hệ thống thông tin liên quan đến người dân và doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, liên thống qua các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu đảm bảo đạt tỷ lệ 60%. Các TTHC được tích hợp trên Cổng DVC Quốc gia đạt tỷ lệ tuyệt đối, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt tối thiểu 80%. Phấn đấu 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Phấn đấu 70% người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC không phải cung cấp lại thông tin, tài liệu. 100% hồ sơ giải quyết TTHC được số hoá, xử lý trên môi trường mạng. Cơ quan, địa phương thực hiện cung cấp dịch vụ công đảm bảo không tiếp nhận hồ sơ giấy, đảm bảo thực hiện hiệu quả, nghiêm túc xây dựng và xử lý TTHC nội bộ trên môi trường mạng. Triển khai mô hình, giải pháp ứng dụng tiện ích phát triển từ nền tảng CSDLQG về dân cư, CCCD và định danh điện tử theo Đề án 06. Tích cực thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tiến, phấn đấu chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp đạt trên 90%. 100% cơ quan chính quyền được triển khai Nền tảng Chính quyền số tập trung. Văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước thực hiện dưới dạng điện tử, trừ các văn bản mật theo quy định pháp luật. Triển khai Hệ thống định danh địa điểm trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu tỉnh Lào Cai đứng thứ 25 tỉnh, thành phố dẫn dầu về Chuyển đổi số. Phát triển đô thị thông minh gắn liền chuyển đổi số tại 3 đơn vị, sau đó nhân rộng đến các địa phương đảm bảo điều kiện.
Về phát triển kinh tế số, 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số; doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử đạt 100%, sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 70%; tăng trưởng kinh tế số đạt trên 10%; tăng cường quảng bá sàn thương mại điện tử địa phương, phát triển kinh tế nông nghiệp, khuyến khích người dân tạo tài khoản ngân hàng, ví điện tử.
Về phát triển xã hội số, tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán điện tử đạt 90%; tỷ lệ người dân có hồ sơ điện tử đạt 97%; 60% trường học trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí bộ chỉ số chuyển đổi số giáo dục; Trường Cao đẳng Lào Cai hoàn thiện mô hình quản trị số, chuẩn hoá dữ liệu số, kho học liệu số mở. Các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học phổ thông hoàn thiện mô hình quản trị số theo Bộ chỉ số được ban hành kèm theo Quyết định số 4725/QĐ-BGDDT.
Tỷ lệ dân số trưởng thành được cấp chứng thư chữ ký số, chữ ký điện tử đạt trên 50%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 50%; trên 60% người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản. Dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%; dân số trưởng thành có chữ ký số, chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%. Dân số từ 14 tuổi trở lên có tài khoản định danh số VNeID đạt trên 90%. Người dân trong độ tuổi lao động đạt 70% có kỹ năng số cơ bản. 97% người dân có hồ sơ về sức khoẻ cá nhân. Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh triển khai Sổ sức khoẻ điện tử tích hợp trên VneID đạt 100%. Học sinh, sinh viên có hồ sơ số học tập cá nhân đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ triển khai học bạ số đối với học sinh và bảng điểm số đối với sinh viên đạt 100%. Các cơ sở giáo dục công lập toàn tỉnh triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt đạt 100%.
Về an toàn thông tin, các hệ thống thông tin tại Trung tâm dữ liệu tỉnh được giám sát và kết nối với hệ thống giám sát quốc gia đạt 100%; 100% sự cố về an toàn thông tin cần được xử lý kịp nhanh chóng, kịp thời; 100% dữ liệu được bảo toàn và có khả năng phục hồi sau sự cố; hệ thống thông tin tỉnh được phê duyệt Hồ sơ cấp độ và triển khai phương án đảm bảo an toàn thông tin theo quy định đạt 100%. Đảm bảo 100% cơ quan Đảng, sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố được triển khai giải pháp nâng cao an toàn thông tin.
Tỷ lệ phê duyệt cấp độ an toàn thông tin của cơ quan nhà nước đạt 100%; tỷ lệ triển khau phương án đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ cơ quan nhà nước đạt 100%. Hệ thống thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp khi gặp sự cố, đưa hoạt động trở lại bình thường trong vòng 24 tiếng hoặc theo yêu cầu nghiệp vụ. Xây dựng và triển khai các kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh. Góp phần đảm bảo an ninh trên không gian mạng, kịp thời đối phó, ngăn chặn các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Về hợp tác phát triển toàn diện, tỉnh Lào Cai cần thực hiện hợp tác trong và ngoài nước về chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
Ngoài ra, kế hoạch còn đề xuất một số giải pháp, cụ thể như: Phát huy, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành chuyển đổi số; đẩy mạnh công tác truyền thông, bồi dưỡng kỹ năng số cho CBCCVC, người dân và doanh nghiệp; phát triển, thu hút nguồn nhân lực chuyển đổi số; nghiên cứu hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; tăng cường hợp tác cùng các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế,…