Tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết TW 9 (khóa XI)
Lượt xem: 6

Tại hội nghị, cán bộ, đảng viên công chức, viên chức được đồng chí Trần An Ninh – Phó trưởng Ban tuyên giáo Huyện ủy Sa Pa truyền đạt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Với mục tiêu chung là: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo vệ sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Về nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt nam trong thời gian tới, đồng chí Trần An Ninh đã phân tích và nhấn mạnh 5 Quan điểm của Đảng đó là:

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. 

- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. 

- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. 

- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. 

- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. 

Đồng chí cũng nhấn mạnh tới 6 nhiệm vụ là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và 4 giải pháp là Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa; Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa 

 

 Quang cảnh hội nghị

Đồng chí Trần An Ninh đã phân tích Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Ban Chấp hành Trung ương nhận định Kết quả nổi bật sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về văn hoá là: Nhận thức về văn hoá của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Tư duy lý luận về văn hoá có bước đổi mới, phát triển. Vai trò của văn hoá ngày càng thể hiện rõ hơn, nhiều giá trị văn hoá dân tộc được phát huy. Con người Việt Nam phát triển cả về thể chất và trí tuệ năng động, sáng tạo hơn. Dân chủ được mở rộng. Người dân có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin và hưởng thụ các giá trị văn hoá. Môi trường văn hoá đạt được một số tiến bộ. Việc xây dựng nếp sống văn hoá ở gia đình, làng, bản, khu phố, công sở, đơn vị, doanh nghiệp, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và tiếp tục có tiến bộ. Các thiết chế văn hoá được xây dựng, bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, đa dạng loại hình, sở hữu. Văn học nghệ thuật tiếp tục phát triển, với dòng mạch chính là yêu nước và nhân văn, phản ánh chân thật cuộc sống; có tìm tòi về đề tài, phương pháp sáng tác, hình thức diễn đạt. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có bước phát triển; dân trí, nhân lực, trình độ học vấn, kỹ thuật, công nghệ của nhân dân, nhất là giới trẻ, được nâng lên. Thông tin, báo chí, xuất bản phát triển mạnh, nội dung phong phú, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ không ngừng được hiện đại hoá. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống được giữ gìn, phát huy, kết hợp tốt hơn với văn hoá đương đại. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân được bảo đảm. Hoạt động văn hoá từng bước thích ứng dần với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Công tác quản lý nhà nước về văn hoá được tăng cường. Công tác đào tạo cán bộ và chuẩn bị nhân lực cho sự nghiệp văn hoá được quan tâm hơn. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đạt một số kết quả và tạo chuyển biến bước đầu trong Đảng và trong xã hội. Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hoá được mở rộng, góp phần giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. 

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, kết quả đạt được trong xây dựng và phát triển văn hoá chưa tương xứng với yêu cầu và chưa vững chắc; thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa văn hoá với kinh tế, chính trị; giữa các lĩnh vực của văn hoá; chưa tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội, đến xây dựng con người. Tình trạng suy thoái về đạo đức tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của xã hội. Đời sống văn hoá tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu, lạc hậu; khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân còn lớn. Thành tựu sáng tạo văn học, nghệ thuật chưa nổi bật. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ở một số nơi chưa tốt, một số hủ tục, mê tín dị đoan có nguy cơ gia tăng. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ còn không ít mặt hạn chế, yếu kém. Số lượng cơ quan báo chí không ngừng tăng nhưng hiệu quả chưa tương xứng, chưa quan tâm đúng mức yêu cầu, xây dựng con người, phát triển văn hoá. Việc thể chế hoá các nghị quyết của Đảng về văn hoá còn chậm, thiếu đồng bộ. Đầu tư cho lĩnh vực văn hoá còn thấp, dàn trải, gián đoạn, hiệu quả thấp, chưa xác định rõ trọng tâm ưu tiên. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hoá các cấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu bài bản và tầm nhìn xa. Hoạt động giao lưu, hợp tác văn hoá với nước ngoài còn hạn chế về đầu tư nguồn lực, về tầm nhìn, tính hiệu quả. 

Những khuyết điểm yếu kém trong xây dựng và phát triển văn hóa nước ta, có nguyên nhân sâu xa từ nhận thức chưa sâu sắc, đầy đủ về vai trò, vị trí, đặc trưng của văn hóa nên cần thiết phải nhấn mạnh việc không ngừng nâng cao nhận thức, tiếp tục đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa, coi đó là khâu đột phá để thể hiện quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân để thực hiện các nhiệm vụ văn hóa trong tình hình mới. Để giải quyết khâu này, cần có giải pháp tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới. 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập