Tham quan, học tập kinh nghiệm tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai
Lượt xem: 344

Từ ngày 13 đến ngày 17/7/2023, Vườn quốc gia Hoàng Liên tổ chức đoàn tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và chính sách chi trả môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai theo Văn bản số 1744/UBND-NLN ngày 19/4/2023 của UBND tỉnh Lào Cai.

Đoàn công tác gồm 25 người do đồng chí Nguyễn Hữu Hạnh - Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên làm trưởng đoàn, các thành viên trong đoàn là lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Vườn quốc gia Hoàng Liên, đại diện lãnh đạo chủ chốt 3 xã vùng lõi của Vườn quốc gia Hoàng Liên; một số tổ trưởng tổ bảo vệ rừng, trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng thôn.

anh tin bai

Đoàn công tác VQG Hoàng Liên chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng được thành lập theo Quyết định số 28/2004/QĐ-UB ngày 18/3/2004 của UBND tỉnh Gia Lai quyết định về việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Ngày 23/3/2009 UBND tỉnh Gia Lai ký quyết định số 102/QĐ-UBND chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thành Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, trực thuộc Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Gia Lai. Hiện nay diện tích đơn vị quản lý là 15.900 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.746 ha và phân khu phục hồi sinh thái 7.154 ha. Ngoài ra quản lý vùng đệm với diện tích 56.000 ha thuộc 2 xã Sơn Lang và Đăk Rông, huyện Kbang.Diện tích rừng tự nhiên chiếm 98,5%, đồng bào dân tộc sinh sống trong vùng lõi chủ yếu là người Ba Na chiếm trên 90%.

anh tin bai

Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa 2 đơn vị

anh tin bai

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng cùng với vườn quốc gia Kon Ka Kinh  là 2 vùng lõi nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng với diện tích hơn 410.000 ha Nơi đây có hệ sinh thái rừng kín còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên

Hệ động-thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đa dạng, phong phú và có nhiều loài quý hiếm như: ở hệ thực vật có loài ô rô bà, vù hương, dần toòng, trầm...; hệ động vật có loài voọc chà vá chân xám, hổ, sóc bay lông tay, vượn đen má vàng, tê tê Ja Va, báo lửa, mèo gấm, báo gấm, gấu ngựa... Khu BTTN Kon Chư Răng được xếp loại A tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học. Đến nay, khu bảo tồn đã ghi nhận 1.466 loài động-thực vật (phát hiện 12 loài mới cho khoa học như: Lasianthus konchurangensis; Psydrax gialaiensis...). Với hệ thực vật đã ghi nhận 875 loài (22 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 7 loài trong Sách đỏ quốc tế như: lan kim tuyến, lan kim tuyến tơ, thông tre lá ngắn, trắc, dương xỉ thân gỗ, giáng hương quả to, lát hoa, trầm...). Hệ động vật gồm: động vật hoang dã có xương sống (thú, chim lưỡng cư và bò sát) đã ghi nhận được 380 loài (80 loài thú; 228 loài chim; 38 loài bò sát; 34 loài lưỡng cư), trong đó có 64 loài nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế như: voọc chà vá chân xám, hổ, tê tê Ja Va, cầy mực, cầy bay, gấu ngựa, gà lôi trắng, hồng hoàng, niệc nâu, khướu đầu đen, rắn hổ chúa,… Hệ côn trùng có 211 loài (trong đó có 7 loài nằm trong danh mục cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia như: bọ hung ba sừng, bọ hung sừng chữ y, bướm chúa rừng nhiệt đới mưa, bướm phượng cánh chim liền. Hệ nấm đã ghi nhận 66 loài, trong đó có 5 loài mới ghi nhận lần đầu tại Việt Nam.

Về công tác quản lý, bảo vệ rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng hiện nay được củng cố, kiện toàn theo Nghị định 01/2019/NĐ-CP, ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; KBT hiện nay có 37 viên chức và hợp đồng lao động; không tổ chức lực lượng Kiểm lâm làm công tác quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn bản. Kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng chủ yếu từ thủy điện với đơn giá trên 300.000đ/ha.

anh tin bai

Lãnh đạo hai đơn vị trao tặng quà lưu niệm

Chuyến công tác là cơ hội để công chức, viên chức, người lao động VQG Hoàng Liên, Lãnh đạo xã, trưởng thôn, tổ trưởng bảo vệ rừng các xã vùng lõi được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái, quản lý, bảo vệ rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; qua đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay để ứng dụng trong hoạt động chuyên môn của đơn vị.

Trần Quốc Nam – Phó Hạt trưởng HKL Hoàng Liên

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập