Luật Lâm nghiệp quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số
Lượt xem: 280

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XIV) đã thông qua Luật Lâm nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.

Từ ngàn đời, cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống gắn với rừng và có những bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng theo từng vùng; nhiều tập tục có giá trị rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy rừng. Ngày nay, nước ta có 3/4 diện tích tự nhiên đất liền là đồi núi, đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của hơn 14 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số, những người sống gắn bó với rừng và tạo thu nhập chủ yếu từ nghề rừng, từ sản xuất nương rẫy. Vì vậy, Luật Lâm nghiệp có ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn cử tri là đồng bào dân tộc thiểu số. 


Lễ cúng rừng của người Dao Tuyển (Lào Cai

Để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với quá trình quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản; Luật Lâm nghiệp đã quy định rất rõ về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số là được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng: (1) Khoản 6, điều 4 của luật quy định “Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ”; (2) Điểm d, khoản 2, điều 5 của luật quy định rừng tín ngưỡng là một trong những loại rừng đặc dụng, để có cơ chế bảo tồn đặc biệt; (3) Khoản 8, điều 14 của luật quy định nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng thì các cơ quan chức năng phải ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật; (4) Điều 94 của luật quy định cụ thể việc Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Như vậy, Luật Lâm nghiệp ban hành đã căn cứ từ thực tiễn, từ những mong muốn nguyện vọng của các cử tri, nhất là các đồng bào gắn bó với rừng, từ đòi hỏi của thực tiễn trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời đảm bảo việc phát triển kinh tế lâm nghiệp theo chuỗi giá trị. Đây là vấn đề mà cử tri, đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm. Cùng với đó, quyền của chủ rừng là chủ sở hữu, quyền chủ rừng được giao quản lý hợp pháp theo quy định sẽ được thực hiện, đảm bảo sự chủ động trong việc sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng./. 

Ban Biên tập


Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập