Chuyện cảm động những người giữ rừng Vân sam
Lượt xem: 368

“Rừng cây Vân sam trên “nóc nhà Đông Dương”.

Phải vượt hơn 4 km đường mòn để đến những khoảnh rừng có nhiều cây Vân sam cổ thụ, nơi mà cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Hoàng liên đang ngày đêm bám rừng, ra sức bảo vệ.

Khi mà nguồn gỗ quý đang ngày càng ít đi bởi sự khai thác, tàn phá của lâm tặc trong từng khoảnh rừng, thì việc tại Vườn quốc gia Hoàng liên ( Huyện Sa pa – Tỉnh Lào cai) vẫn còn hơn 400 trăm cây Vân sam với đường kính lớn nhất lên đến 1,7 mét thì giữ rừng - hay chính xác hơn là giữ những cây Vân sam cổ thụ trở nên là một việc vô cùng khó khăn, gian khổ và hiểm nguy đối với những con người ngày đêm gác rừng.

Con đường đến Phan Xi Păng có địa hình núi cao vực sâu hiểm trở nên việc tuần tra, bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm ở đây khá gian truân, vất vả. Đến giờ, đã hơn 2 năm trôi qua tôi vẫn nhớ như in chuyến đi tuần tra rừng dài ngày. Để đến được gần đỉnh Phanxipan – nơi phân bố của những cây Vân sam, đoàn tuần tra phải mất 1 ngày đánh vật với những con dốc cao vời vợi, có những đoạn dốc dựng đứng, bước đi đầu gối chạm mũi, khu vực này vẫn dễ đi, còn nhiều khu vực hiểm trở hơn nơi này rất nhiều, mà để đến được đó phải mất cả tuần. Ở Vườn quốc gia Hoàng liên, mỗi chuyến tuần rừng ngắn nhất cũng 3-4 ngày, lâu hơn là một tuần. Cuộc sống của kiểm lâm vườn ở rừng nhiều hơn nhà nên mọi người luôn coi đây là ngôi nhà chung cho lực lượng kiểm lâm, ban ngày đi tuần tra, tối căng bạt dựng trại ngủ lại giữa rừng. Anh Trần Văn Vinh phó Trạm Kiểm lâm Núi Xẻ, người có gần 8 năm gắn bó với rừng tâm sự: “Trước đây, nghe đi tuần là sợ đủ thứ: sợ những con dốc vắt kiệt sức, sợ sốt rét, nhưng ăn ở rừng, ngủ ở võng lâu dần thành thói quen, giờ chỉ cần nghỉ phép một thời gian đã thấy nhớ rừng rồi”. Còn anh Trần Duy Hưng vẫn nhớ như in chuyến tuần tra rừng Vân sam vào cuối năm 2014, khi anh tham gia đoàn truy quét lâm tặc từ bản Xín Chải lên đỉnh Phanxipan, dự kiến chuyến đi sẽ mất 6 ngày. Đến ngày thứ 2, anh Hưng và một kiểm lâm khác không may bị lạc giữa rừng rậm, hai người cố gắng cắt rừng nhưng mãi vẫn không ra đường, càng đi càng mất phương hướng. Khi đó trong thâm tâm anh nghĩ rằng nếu may mắn “thoát” được khỏi rừng thì chắc sẽ bỏ nghề, không dám bước chân vào rừng. May mắn sau hơn nửa ngày ngày dò dẫm trong rừng anh đã tìm được lại đoàn, niềm vui vỡ òa trong nước mắt và ý định bỏ nghề cũng tan biến theo.lên xuống trùng điệp rất khó đoán. Nhiều nhất là những đoạn dốc cao dựng đứng gần như vắt kiệt sức lực và ý chí của những cán bộ Đến độ cao 2.100m, lối đi tụt xuống đột ngột đòi hỏi các anh em phải bám vào nhau mới có thể leo qua. Đến đỉnh 2.700m, nhiều đoạn quanh co khúc khuỷu hiện ra với một bên là vách đá cao sừng sững, một bên là vực thẳm sâu hun hút như thách thức sự liều mình của những người đi tuần tra rừng.

Khó đi là vậy, nguy hiểm là thế nhưng: "Sơ xuất một lúc là lâm tặc triệt hạ cây rừng" - Anh Trần Văn Vinh, trạm phó trạm Kiểm lâm Núi Xẻ chia sẻ.

Tận thấy Vân sam

Gần 4 giờ đồng hồ đường rừng, tổ công tác chúng tôi mới đến được rừng cây Vân sam.

Ở Việt Nam, loài này phân bố thành một dải theo bậc hở ở Phanxipan có tên khoa học là  Abies delavayi subsp. fansipanensis  và có tên gọi là vân sam Phan Xi Păng, cây Tùng hay Vân sam Hoàng Liên Sơn. Ở Việt Nam, mới thấy ở Lào cai ( Phanxipan). Cây có chiều cao trung bình từ 10 mét đến 30 mét, đường kính thân cây có thể lên đến hơn 1,7 mét. 

Gỗ Vân Sam mềm chỉ đóng được đồ thông thường nhưng được xếp vào nhóm I vì là loài đặc hữu, nguồn gen hiếm và độc đáo của Việt Nam, cành cây khá đẹp được rất nhiều người ưa chuộng. Do lợi nhuận cao mà lâm tặc trong và ngoài tỉnh luôn tìm mọi cách lén lút xâm nhập hoặc xúi giục thanh niên địa phương khai thác và vận chuyển trái phép ra khỏi địa bàn.  

Tiếp lời đồng nghiệp, anh Trần Hồng Diên - Cán bộ Kiểm lâm phụ trách khu vực “trọng điểm” này - chia sẻ thêm: Hiện tại anh cùng 3 đồng nghiệp khác và 2 nhân viên tổ bảo vệ rừng canh giữ Vân sam ở đây chưa có chỗ để ở, một số các anh phải ngủ nhờ lán của người dân tộc thiểu số dựng lên để canh nương thảo quả. 

Ngoài công việc giữ rừng các anh còn kiêm luôn cả việc “giữ rẫy” bất đắc dĩ, tuy vậy được cái là có chỗ chui ra chui vào và nghỉ ngơi sau mỗi lần đi kiểm tra, nếu không chỉ còn cách dựng lều bạt để ngủ. Với phương châm giữ rừng tận gốc nên anh em phải thế.

Gian nan giữ Vân sam

Theo các anh, “lâm tặc canh mình chứ mình làm gì mà canh nổi chúng, cứ nhằm vào các ngày nghỉ lễ, giờ ăn cơm hay những khi trời mưa tầm tã lúc 1-2 giờ sáng là chúng hành động, nên dù có cắm chốt đến đâu thì cây hương vẫn rất dễ mất”.

Theo chỉ đạo của lãnh đạo Vườn quốc gia Hoàng liên thì để bảo vệ cây Vân sam, cán bộ của tổ công tác phải trực chốt 24/24 giờ. Mỗi lần trực dài ngày như vậy, anh em phải tự trang bị cho mình nồi niêu, xoong chảo, lều bạt,túi ngủ... gạo, cá khô để có thể “chiến đấu” dài ngày trong rừng. 

Còn chuyện ngủ rừng là cơm bữa, cơ man nào là vắt, rắn độc, rồi đến nguy cơ sốt rét và nguy hiểm hơn là sự rình rập của bọn lâm tặc trong bóng tối.

Nhiều anh em không thể trụ được đành bỏ việc những anh em còn lại hiện nay, họ đều là những con người có thâm niên với rừng, có tình yêu với rừng nên đã vượt lên khó khăn để ngày đêm giữ rừng.

Đưa tay gỡ chiếc mũ cối đang đội trên đầu, anh Vinh còn chỉ cho chúng tôi xem vết thương hãy còn rất mới. Đó là hậu quả của một lần anh đối mặt với lâm tặc. 

Anh Vinh kể: Sau khi truy bắt và khống chế được một tên trong nhóm lâm tặc thì tên này xin được ngồi xuống buộc lại vết thương ở chân do dẫm phải gốc cây, Thế nhưng chính vì lòng thương người mà anh bị tên này đẩy ngã va đầy vào gốc cây. Còn anh Nguyễn Trọng Hợp thì khác, anh không nhớ nổi số lần bị chúng vây hãm hăm dọa, một cán bộ của Hạt Kiểm lâm cũng không ngần ngại chia sẻ, nếu giá gỗ Vân Sam bằng giá gỗ sưa, chắc chắn những cây gỗ Vân Sam này không còn tồn tại ở đây.

Chiều dần xuống mà những cây chuyện vẫn còn rất dài. Nhìn làn khói bay lên giữa khu rừng vắng trong chiều nhạt nắng, nồi cơm được bắc trên mấy hòn đá chông chênh, tạm bợ, con cá khô ươm giòn trong ánh lửa cạnh những nụ cười bỗng thấy các anh như các chiến sĩ trong những trận đánh năm xưa. Chỉ khác một điều đây chỉ là một cuộc chiến giữ rừng, nhưng mức độ khốc liệt, nguy hiểm cũng chẳng hề thua kém. Một câu nói của một chàng tân binh vừa mới gia nhập vào đội quân giữ rừng cứ ám ảnh chúng tôi trong suốt chuyến đi này: “Chắc hết tuần này em xin nghỉ, công việc như vầy em không kham nổi".

Thiện Tiến

 

 

 

 

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập