Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) vừa có
công văn gửi UBND tỉnh Yên Bái phản đối quyết liệt hành động giết một cá thể
vượn đen tuyền (Nomascus concolor) tại một khu rừng huyện Mù Cang Chải rồi
khoe lên facebook.
Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) vừa có
công văn gửi UBND tỉnh Yên Bái phản đối quyết liệt hành động giết một cá thể
vượn đen tuyền (Nomascus concolor) tại một khu rừng huyện Mù Cang Chải rồi
khoe lên facebook.
Ngay lập tức UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ
đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, yêu cầu lấy mẫu giám định cá thể linh
trưởng đó có phải là vượn đen không?
Khang
A Giống chụp ảnh bên con vật trước khi bị giết mổ và con vật đã bị thui.
Sau
khi phát hiện trên facebook có tài khoản “Khang Giống” đưa hình ảnh một thanh
niên nâng hai tay con linh trưởng lông màu vàng (nếu là vườn đen, con non lông
chưa chuyển sang màu đen) và bên cạnh là hình ảnh con vật đã thui và gương mặt
đầy hãnh diện với dòng chữ: “Thành quả đi rừng thế thôi!!! Về nhà là vui
nhất…”.
Sau khi
xuất hiện hình ảnh này, FFI cho đây là vượn đen và có công văn gửi UBND tỉnh
Yên Bái phản đối hành động giết hại loài vượn đen tuyền, loài động vật quý hiếm
có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới đang có nguy cơ tuyệt diệt.
Theo báo
cáo của FFI từ năm 1999, Việt Nam chỉ còn khoảng 120 cá thể vượn đen đang sinh
sống tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải (Yên Bái) và Khu bảo tồn
thiên nhiên Hoàng Liên- Văn Bàn (Lào Cai). Trong quá trình điều tra mà FFI khảo
sát hàng năm, số cá thể vượn đen ở hai khu bảo tồn này đã suy giảm đáng kể, do
việc người dân săn bắt lén lút.
Ngay sau
khi nhận được công văn của UBND tỉnh Yên Bái và FFI, Hạt kiểm lâm đã phối hợp
với Công an huyện Mù Cang Chải tiến hành điều tra xác minh, kết quả ban đầu như
sau: Ông Sùng A Ký ở thôn Tà Chơ, xã Cao Phạ bẫy được con linh trưởng tại khu
rừng trồng thảo quả của gia đình. Khi bắt được con vật đó về nhà, con vật chỉ
bị thương vẫn còn sống, ông Kỷ nói đây là khỉ lá chuối, có chiều cao 60cm, nặng
khoảng 3kg. Ông Kỷ đã mời Khang A Giống, Lý A Cừ tới nhà để giết thịt uống
rượu.
Trong quá
trình giết thịt Lý A Cừ và Khang A Giống đã chụp bằng điện thoại di động của
Cừ, sau đó Cừ đăng hình ảnh lên facebook cá nhân với tài khoản “Lý Bắt Ngô”.
Khi Khang A Giống vào facebook thấy ảnh Cừ đăng tải đã lưu lại và tiếp tục tải
hình ảnh đó lên facebook cá nhân “Khang Giống”. Được biết Khang A Giống đang là
sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp.
Quá trình
điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ được các dụng cụ săn bắt và một bàn chân
con vượn, chiều dài 8,5cm, rộng 1,8cm.
Chiếc bẫy và bàn chân vượn bị thu giữ
Tuy
nhiên để, khẳng định đây có phải là vượn đen hay là khỉ lá chuối như lời khai
của ông Sùng A Ký, ngày 25/5/2017 Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải đã có công văn
số 03/ĐN-KL gửi Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam và Tổ chức FFI
Việt Nam về việc hỗ trợ giám định vật chứng.
Ngày
30/5/2007, Hạt Kiểm lâm đã ra Quyết định số 40/QĐ- KL về việc trưng cầu giám
định mẫu vật chứng và cử cán bộ mang mẫu vật chứng đến Viện sinh thái và Tài
nguyên sinh vật Việt Nam đề nghị giám định.
Dự
kiến ngày 8/6/2017, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam sẽ có kết
quả. Căn cứ vào kết quả, Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải sẽ tiến hành các thủ tục
khởi tố theo quy định của pháp luật.
Theo THÁI SINH/http://nongnghiep.vn