Thăm quan mô hình trồng cây Sơn Tra Tại Huyện Bắc Hà- Tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 797

Trong hai ngày 13, 14 tháng 8 năm 2016, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã tổ chức cho trên 30 cán bộ, người dân các xã thuộc vùng dự án trồng cây Sơn tra Vườn Quốc gia Hoàng Liên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm trồng, chăm sóc Cây Sơn Tra (Táo Mèo) tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai


Ông Trần Quốc Nam - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Bên trái) giới thiệu mô hình trồng cây Sơn tra

Mô hình trồng cây Sơn Tra (hay còn gọi là cây Táo Mèo) tại xã Tả Chải huyện Bắc Hà được đưa vào trồng thử nghiệm từ năm 2009 – 2010, qua theo dõi cho thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Đến nay, trung bình đã cho thu hoạch sản lượng từ 1,5 đến 2 tạ quả trên/cây, với giá trên thị trường khoảng 20.000 -30.000đồng/kg, đây là mô hình hay giúp nhân dân Tả Chải xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Người dân tham quan hô hình vui mừng bên vườn Sơn tra trĩu quả

Trong hai ngày, các hộ dân Sa Pa đã được hướng dẫn, tiếp thu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Sơn tra, đặc biệt vấn đề nâng cao năng xuất cây trồng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại, và thu hái quả. Cảm nhận từ lần tham quan học tập này, Ông Giàng A Cấu – Thôn Séo Mý Tỷ xã Tả Van vui mừng cho biết đây là lần đi thực tế bổ ích, thiết thực. Từ việc mắt thấy, tai nghe Ông sẽ về vận động các hộ dân trong thôn, xã chăm sóc, bảo vệ tốt cây Sơn tra mọc tự nhiên hiện có và tích cực tham gia dự án trồng cây Sơn tra của VQG Hoàng Liên, hi vọng trong thời gian không xa xã Tả Van sẽ có nhiều rừng cây Sơn tra như xã Tả Chải huyện Bắc Hà.


Thu hoạch quả Sơn tra

Có thể thấy Sơn Tra là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Sa Pa. Hiệu quả của cây trồng này là canh tác rừng bền vững với thế mạnh phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và cho sản phẩm từ quả. Xác định tính hiệu quả bền vững từ cây Sơn tra, VQG Hoàng Liên đã xây dựng dự án Trồng 283 ha cây Sơn tra ở phân khu phục hồi sinh thái thuộc các xã Bản Hồ, Tả Van, Lao Chải và San Sả Hồ nhằm giảm áp lực tiêu cực đến tài nguyên rừng đặc dụng, đồng thời tạo nguồn thu nhập, giúp nâng cao đời sống cho người dân tại vùng lõi, vùng đệm của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Tuyết Minh- Hạt KL Hoàng Liên


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập