Thử nghiệm nhân giống Sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
Việc
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
đặc biệt là áp
dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật để
đưa vào sản xuất là hướng đi phát
triển đúng đắn của ngành nông lâm nghiệp.Trong thời gian qua cán bộ Phòng khoa
học và Hợp tác quốc tế, Vườn quốc gia Hoàng Liên đã triển khai thực hiện
mô hình nhân giống Sâm Ngọc Linh bằng phương pháp truyền thống từ gieo hạt và phương
pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật theo công nghệ hiện đại;
mục đích nhằm sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm nguồn cây giống tốt, có chất
lượng và đạt hiệu quả cao
phục vụ cho công tác bảo tồn và phát
triển nguồn gen quý hiếm tại Sa Pa, hướng tới cung cấp cây giống cho đồng bào
dân tộc sống trong vùng lõi, vùng đệm của Vườn quốc gia Hoàng liên, góp phần
tạo sinh kế và giảm thiểu áp lực vào rừng.
Sâm
Ngọc linh tên khoa học là panax vietnamensis, là thảo dược quý hiếm có hàm
lượng Saponin cao nhất trong các loại nhân sâm trên thế giới, được xếp vào hạng
thượng đẳng, có giá trị kinh tế cao, Sâm Ngọc Linh có tác dụng trong việc bồi
bổ sức khỏe, gia tăng tuổi thọ, phòng tránh các bệnh tật.
Cán
bộ phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn quốc gia Hoàng Liên đã thử nghiệm
nhân giống Sâm Ngọc Linh bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật cho thấy,
các mẫu nuôi cấy hình thành mô sẹo nhanh, tạo ra protocorm nhiều, từ một mẫu có
thể nhân ra được rất nhiều mẫu, có ưu điểm vượt trội hơn: Hệ số nhân giống
nhanh, chủ động về thời gian và mùa vụ cần nhân giống.
Hình ảnh cây con Sâm Ngọc Linh đang
nuôi cấy trong môi trường
Nhân
giống Sâm Ngọc Linh bằng phương pháp truyền thống, gặp nhiều khó khăn hơn phương
pháp nuôi cấy mô, vì thu hoạch hạt giống theo thời vụ, gieo hạt trực tiếp tạo ra số lượng cây giống
ít, khả năng phát tán sâu bệnh cao.
Cây Sâm Ngọc Linh gieo từ hạt theo
phương pháp truyền thống
Sa
Pa là nơi có khí hậu trong lành mát mẻ, thuận lợi, nằm ở độ cao trung bình từ
1.200m – 1.800m với những ưu đãi từ các điều kiện mà thiên nhiên ban tặng cùng
với điều kiện cơ sở vật chất phòng nuôi cấy mô tế bào hiện có, thời gian tới phòng
Khoa học và Hợp tác quốc tế Vườn quốc gia Hoàng Liên sẽ tiếp tục nghiên cứu nhân
giống, thực hiện các bước đưa cây từ phòng nuôi cấy mô ra ngoài tự nhiên trồng
và đánh giá chất lượng cây so với cây nhân giống tự nhiên, để tìm ra quy trình
nhân giống Sâm Ngọc Linh đạt kết quả cao, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng
để phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm, Đồng
thời cũng là phù hợp với chủ trương phát triển các loại cây dược liệu của Nhà
nước và nguyện vọng của nhân dân địa phương.
Lồ Thị Nghị - Phòng Khoa học và HTQT