Một trong những sinh cảnh hiếm có tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
Lượt xem: 214

Trong đợt nghiên cứu thành phần loài các loài Chuồn chuồn tại Vườn quốc gia Hoàng Liên của Trường Đại học Duy Tân cùng chuyên gia nước ngoài, từ ngày 04/9 đến ngày 10/9/2019, đoàn nghiên cứu đã tác nghiệp tại sinh cảnh sình lầy ngập nước ở gần thác Tình Yêu.

Theo TS Timothy Vogt - Bảo tàng Côn trùng học Florida (Mỹ), sinh cảnh sình lầy ngập nước ở vùng núi cao ở gần thác Tình Yêu là một trong những sinh cảnh hiếm có và cần thiết phải được gìn giữ, bảo tồn của Vườn quốc gia Hoàng Liên. Sinh cảnh này là nơi sinh sống thích hợp cho một trong những loài Chuồn chuồn ngô Somatochlora sp. cũng như các loài Sympectrum sp. Đây là những loài chỉ sinh sống ở những khu vực sình lầy (swamps) ở các vùng có khí hậu lạnh hoặc núi cao trên thế giới như Bắc Mỹ, Châu Âu, dãy Hymalaya...



TS Timothy Vogt và ThS Ngô Quốc Phú đang điều tra tại sinh cảnh sình lầy

TS Timothy lo ngại rằng, sinh cảnh vùng sình lầy của Vườn quốc gia Hoàng Liên đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc chăn thả các gia súc của người dân địa phương. Việc này làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống không những các loài Chuồn chuồn đặc trưng cho sinh cảnh này mà còn đối với các loài thực vật, động vật đặc trưng khác. Đồng thời, TS Timothy kiến nghị cần thiết phải có biện pháp bảo tồn sinh cảnh sình lầy vùng núi cao độc đáo của Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Trong đợt nghiên cứu này, đoàn nghiên cứu đã ghi nhận và thu thập được 18 mẫu vật của tổng số 6 loài thuộc 6 họ Chuồn chuồn (Odonata)./.

Nguyễn Sang – Phòng Khoa học và HTQT

Một số hình ảnh thực địa:



Loài Sympectrum speciosum (con đực)


Loài Somatochlora sp.(con đực)




Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập