Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng mong muốn VACNE công nhận tiếp những cây chè cổ trong Vườn quốc gia Hoàng Liên là Cây Di sản Việt Nam
Lượt xem: 5
Mong muốn này của Đ/c Hầu A Lềnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư huyện Ủy Sa Pa được chia sẻ với lãnh đạo Hội BVTN&MT Việt Nam, tại Lễ Đón bằng Cây Di sản Việt Nam và trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc về Vườn quốc gia Hoàng Liên vừa được tổ chức tại Sa Pa ngày 5/11/2014.
   

Đ/c Hầu A Lềnh – UV Dự khuyết TW Đảng, UV Thường thực Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Sa Pa phát biểu tại buổi lễ

 

Việc tổ chức Lễ vinh danh hai cụm cây đặc hữu, cổ thụ đầu tiên của Vườn quốc gia Hoàng Liên được tổ chức trọng thể, đúng vào dịp kỷ niệm 64 năm giải phóng Sa Pa, cùng với trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc về Vườn quốc gia Hoàng Liên, đã thu hút nhiều vị lãnh đạo, cán bộ quản lý và đông đảo đồng bào các dân tộc ở Lào Cai, Lai Châu; cùng nhiều nhà khoa học, nhà báo, nhạc sĩ… đến từ Hà Nội và nhiều địa phương.

Tại buổi lễ trọng thể này, GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch VACNE đã trao Bằng công nhận 2 quần thể: 7 cây Đỗ Quyên cành thô và 7 cây Vân Sam Fansipan là Cây Di sản Việt Nam cho Đ/c Nguyễn Quang Vĩnh Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Ngay sau đó, Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam cùng các Đ/c: Giàng Mạnh Nhã, thường trực HĐND tỉnh Lào Cai, Đinh Khắc Hiếu, tỉnh ủy viên, Thường trực HĐND tỉnh Lai Châu; Nhạc sĩ Văn Dung, Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Hà Nội, người đoạt Giải Nhất Cuộc thi Quốc gia Ca khúc Môi trường đầu tiên năm 1999 và TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó cục trưởng Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học (Bộ Tài Nguyên – Môi trường) cùng mở văn bia “Cây Di sản Việt Nam” trước sự chứng kiến của đông đảo các vị lãnh đạo địa phương, một số cơ quan trung ương và phóng viên các cơ quan Thông tấn báo chí
Theo các nhà khoa học, ở độ cao 2.700 mét xung quanh đỉnh núi Fansipan (cao 3.143 mét) trong Vườn quốc gia Hoàng Liên có quần thể cây Đỗ Quyên cành thô, với 56 cá thể, cây cao từ 11-15 mét ; những cây được công nhận Cây Di sản lần này đều có tuổi trên dưới 250 năm. Vườn có tới 36 loài hoa Đỗ Quyên mọc tự nhiên, trong đó hầu hết đều cho hoa rất đẹp, trong đó có nhiều cây hàng trăm tuổi.

Ở độ cao 2.700 mét trong vùng lõi của Vườn, còn có loài cây Vân Sam mọc tư nhiên, trong đó có 26 cá thể cây cao từ 18-20m, có đường kính gốc từ 50-80cm, khoảng 300 tuổi.

Đây là những nguồn gen đặc biệt quý hiếm, đang được Ban quản lý Vườn quốc gia Hoàng Liên bảo vệ nghiêm ngặt, nghiên cứu nhân giống để bảo tồn và phát triển phục vụ du lịch, tạo sinh kế cho cộng đồng, góp phần giảm áp lực cho việc bảo vệ Vườn quốc gia.

Phát biểu tại buổi lễ trọng thể này, Đ/c Ông Hầu A Lềnh, Bí thư huyện Ủy Sa Pa và Đ/c Nguyễn Quang Vĩnh, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên, đều bày tỏ sự cảm ơn và mong muốn các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, trong đó có VACNE tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ để Vườn quốc gia Hoàng Liên có thêm cây quý được công nhận là Cây Di sản Việt Nam, góp phần bảo tồn sự đa dạng về sinh học, bảo vệ môi trường; đồng thời cùng  làm phong phú thêm về du lịch, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Quần thể cây chè cổ thụ tại VQG Hoàng Liên là rừng chè tự nhiên, có quy mô lớn nằm ở độ cao 2200m so với mực nước biển thuộc địa phận xã San Sả Hồ huyện Sa Pa. Khu vực có nhiều cây có đường kính đến vài người ôm, thân cao tít tắp, Thật khó để nhận biết đó là chè bởi nhìn khắp vạt rừng, tán lá nào cũng một màu xanh thẫm, gốc cây nào nhìn sơ qua cũng phủ đầy rêu mốc, địa y xanh rì đánh dấu thời gian.

Xin giới thiệu độc giả hình ảnh rừng Chè cổ thụ trong VQG Hoàng Liên 

 

 

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập