Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Lượt xem: 350

Ngày 01/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 523/QĐ-TTg về việc Phê duyệt chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu trong giai đoạn 2021-2030 xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng; Đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp; Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, song hành với đó là bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho Nhân dân.

Một số mục tiêu trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ đề ra cụ thể như sau:

(1) Về kinh tế: Đặt ra mức tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp 5,0% đến 5,5%/năm; Phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu phù hợp với quy định của pháp luật; Tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm; Trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với các loài cây bản địa, quý, hiếm bình quân 4.000-6.000 ha/năm; Trồng rừng sản xuất khoảng 340.000 ha/năm vào năm 2030; Phục hồi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bình quân 15.000 ha/năm;

(2) Về xã hội: Đến năm 2025 có 50% và đến năm 2030 có 80% số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.

(3) Về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định ở mức từ 42% đến 43%, qua đó đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự quyết định, hướng tới xây dựng một Việt Nam xanh.

Tầm nhìn đến năm 2050 đưa Lâm nghiệp thực sự trở thành nền kinh tế - kỹ thuật hiệu lực, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao.

Một góc hệ sinh thái rừng tại VQG Hoàng Liên

Định hướng chiến lược của giai đoạn xác định các nhóm mục tiêu lớn cần được thực hiện: (1) Xác lập Quy hoạch lâm nghiệp trên toàn quốc; (2) Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cùng các hệ sinh thái rừng; (3) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển và sử dụng rừng bền vững, hiệu quả; (4) Chú trọng phát triển nhóm ngành công nghiệp chế biến thương mại lâm sản và đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm chế biến thương mại lâm sản hàng đầu trên thế giới.

Để hoàn thành những mục tiêu, chiến lược đề ra, Chiến lược xác định 09 nhóm giải pháp để thực hiện, bao gồm: Về cơ chế chính sách; Tuyên truyền nâng cao nhận thức; Phát triển nâng cao nhận thức; Phát triển nâng cao nhận thức về khuyến lâm; Tổ chức đào tạo nâng cao về nhân lực; Xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đồng bộ, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và dịch vụ logistics; Tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý ngành; Hợp tác quốc tế; Giám sát đánh giá.

Cụ thể hóa bằng 02 Chương trình, 18 Đề án trọng điểm thực hiện trong giai đoạn; Trong đó có 02 đề án mang tính lan tỏa, trọng điểm cần thực hiện ngay, cấp bách: Đề án trồng 01 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021; Qua đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước. 01 Đề án mới, thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu, giai đoạn 2021-2025; Qua đó thể hiện vai trò ngày càng phát triển kinh tế từ rừng, đặc biệt là phát triển cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao./.      

Trần Long – Phòng TCHC

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập